Răng hô nhẹ làm cho nhiều người tự ti trong giao tiếp hàng ngày. Hiện nay, niềng răng không còn xa lạ, là giải pháp phổ biến giúp cải thiện thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Vậy bị răng hô nhẹ niềng răng được không? Hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Răng hô nhẹ là gì? Dấu hiệu răng hô nhẹ
Răng hô nhẹ là tình trạng sai lệch khớp cắn phổ biến, thường gặp ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân gây ra hô răng là do yếu tố di truyền hoặc thói quen xấu. Một số dấu hiệu của tình trạng hô răng nhẹ là:
- Răng hàm trên mọc lệch hoặc chìa ra phía ngoài khoảng 20 – 30 độ so với hàm dưới.
- Rất khó để nhận diện nếu không quan sát kỹ.
Để nhận biết chính xác, bạn nên đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra. Răng hô nhẹ nếu không khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, chức năng nhai cắn, cũng như sức khỏe răng miệng của bạn.
Bị răng hô nhẹ niềng răng được không?
Câu trả lời là “Có”. Bởi niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ như: Dây cung, mắc cài, khay niềng răng trong suốt,… tạo ra lực để dịch chuyển những chiếc răng mọc sai lệch về đúng vị trí. Nhờ đó, hàm răng đều và cân đối hơn, chức năng nhai cắn được cải thiện và đảm bảo tính thẩm mỹ khuôn mặt.
Tùy vào trường hợp răng hô cụ thể, các bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp niềng răng phù hợp. Tỉ lệ niềng răng hô nhẹ thành công gần như tuyệt đối. Nếu bị hô nhẹ do cấu trúc xương hàm thì cần thực hiện tiểu phẫu trước khi niềng răng. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi lựa chọn niềng răng để khắc phục tình trạng răng hô nhẹ.
Một số phương pháp niềng răng hô nhẹ
Có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau áp dụng cho tình trạng răng hô nhẹ. Phổ biến nhất là niềng răng bằng mắc cài và niềng răng trong suốt.
Niềng răng mắc cài
Niềng răng hô nhẹ bằng mắc cài có 4 loại chính:
- Niềng răng mắc cài kim loại: Đây là phương pháp niềng răng truyền thống, được đông đảo khách hàng yêu thích lựa chọn. Phương pháp niềng răng này sử dụng bộ khí cụ nha khoa gồm mắc cài, dây cung,… nhằm tạo ra lực siết để dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn.
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc: Tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, chỉ khác ở chỗ phương pháp này có các chốt tự đóng, giúp răng được siết với lực mạnh hơn. Do đó, thời gian chỉnh nha nhanh chóng và hiệu quả chỉnh nha cao hơn.
- Niềng răng mắc cài sứ: Phương pháp niềng răng này sử dụng mắc cài làm bằng sứ cao cấp có màu sắc gần giống với răng thật, nên có độ thẩm mỹ cao. Nếu không quan sát kỹ sẽ rất khó nhận ra là bạn đang niềng răng.
- Niềng răng mắc cài mặt trong: Một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến cho tình trạng răng hô nhẹ. Phương pháp này vẫn sử dụng hệ thống khí cụ nha khoa để dịch chuyển răng, nhưng mắc cài sẽ được gắn ở phía bên trong của hàm răng.
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt hay còn gọi là niềng răng không mắc cài, niềng răng Invisalign, là phương pháp niềng răng hô nhẹ hiện đại. Thay vì sử dụng hệ thống dây cung hay mắc cài như phương pháp truyền thống, bạn chỉ cần đeo chiếc khay niềng trong suốt được thiết kế riêng, phù hợp với hình dạng và kích thước của hàm răng bạn. Bạn sẽ thoải mái tháo ra hoặc đeo lại khay niềng. Do đó, quá trình vệ sinh và ăn uống sẽ dễ dàng, thoải mái hơn.
Chi phí niềng răng hô nhẹ giá bao nhiêu? Có rẻ hơn niềng bình thường không?
Hiện nay, mức giá niềng răng hô nhẹ tại các nha khoa uy tín dao động trung bình khoảng 40.000.000 – 160.000.000 VNĐ/liệu trình.
Tùy từng phương pháp niềng răng sẽ có mức giá khác nhau, cụ thể:
- Niềng răng bằng mắc cài kim loại: Dao động khoảng 40.000.000 – 50.000.000 VNĐ/liệu trình.
- Niềng răng bằng mắc cài sứ: Dao động khoảng 45.000.000 – 60.000.000 VNĐ/liệu trình.
- Niềng răng mắc cài tự buộc: Dao động khoảng 50.000.000 – 70.000.000 VNĐ/liệu trình.
- Niềng răng mắc cài mặt trong: Dao động khoảng 50.000.000 – 80.000.000 VNĐ/liệu trình.
- Niềng răng trong suốt Invisalign: Dao động khoảng 90.000.000 – 120.000.000 VNĐ/liệu trình.
Ngoài ra, chi phí niềng răng hô nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Cơ sở nha khoa, bác sĩ thực hiện, công nghệ máy móc áp dụng, tình trạng răng miệng cụ thể,…
Vậy niềng răng hô nhẹ có rẻ hơn niềng bình thường không? Nếu bị hô do răng thì chi phí niềng răng cần bỏ ra sẽ ít hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn. Nếu răng hô do hàm thì sẽ cần thực hiện tiểu phẫu để điều chỉnh cấu trúc xương hàm, do đó mà sẽ mất nhiều chi phí hơn niềng răng bình thường.
Những câu hỏi liên quan đến niềng răng hô nhẹ
Dưới đây, Nha khoa Shark sẽ giải đáp thêm một vài câu hỏi phổ biến mà nhiều khách hàng đặt ra liên quan đến niềng răng hô nhẹ.
Niềng răng hô nhẹ bao lâu thì hoàn thành?
Thông thường, quy trình niềng răng hô nhẹ trung bình mất khoảng 18 – 24 tháng. Nếu không cần nhổ răng, chỉ mất 18 tháng. Một số trường hợp hô do hàm, sai lệch khớp cắn thì thời gian sẽ lâu hơn, mất khoảng 36 tháng.
Ngoài ra, thời gian niềng răng hô nhẹ mất bao lâu còn phụ thuộc vào phương pháp niềng răng, độ tuổi cũng như tay nghề bác sĩ thực hiện.
Niềng răng hô nhẹ có bị đau hay không?
Bạn sẽ cảm thấy đau trong thời gian đầu niềng răng. Bởi hệ thống dây cung hoặc khay niềng sẽ tạo lực siết để dịch chuyển răng về đúng vị trí, làm cho răng bị hơi đau nhức và ê buốt. Nếu tình trạng xương hàm và chân răng của bạn không khỏe cũng chính là nguyên nhân khiến bạn đau nhức trong thời gian này.
Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác tạm thời, thường sẽ biến mất khoảng từ 1-2 tuần sau khi niềng răng. Lúc này, răng của bạn đã dần thích nghi với các khí cụ chỉnh nha. Nếu bị đau nhức dữ dội hoặc kéo dài, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được giảm bớt lực kéo phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn.
Niềng răng hô nhẹ có cần kiêng gì không?
Để quá trình chỉnh nha diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, sau khi niềng răng bạn cần kiêng một số món ăn sau:
- Đồ ăn quá dai, quá cứng, dẻo hoặc dính.
- Món ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế thực phẩm sẫm màu, dễ ố vàng mắc cài hoặc khay niềng.
- Các món ăn cần nhai nhiều, nhai bằng lực mạnh.
- Đồ ăn ngọt, nhiều đường.
Trên đây là giải đáp về thắc mắc bị răng hô nhẹ niềng răng được không và một số câu hỏi liên quan về niềng răng hô nhẹ. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào khác, hãy liên hệ trực tiếp qua website hoặc hotline của Nha khoa Shark để được các chuyên gia bác sĩ hàng đầu tư vấn miễn phí.
Các bài viết về Niềng răng
- Trẻ 16 tuổi niềng răng có đắt không và phụ thuộc tiêu chí nào?
- Thời điểm thích hợp để niềng răng mà bạn nhất định phải biết
- Niềng răng có hôn được không? Có ảnh hưởng gì không?