sharkdental

Bị viêm chân răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Bị viêm chân răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi là băn khoăn của nhiều người. Bởi đây là một hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công và có thể gây ra tụt nướu răng hay một số bệnh lý nghiêm trọng. Bệnh viêm chân răng phát triển qua nhiều giai đoạn, càng để lâu thì càng khó chữa. Vì vậy, nếu có dấu hiệu viêm chân răng, hãy đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm chân răng là bệnh gì?

Chân răng khỏe mạnh bình thường sẽ có màu hồng nhạt, ôm sát vào chân răng. Khi thấy chân răng có phần chuyển sang màu đậm hơn hoặc tối hơn, đi kèm với chảy máu khi ăn đồ cứng hoặc đánh răng thì đó chính là biểu hiện của bệnh viêm chân răng.

Dấu hiệu của bệnh là phần chân răng chuyển sang màu đậm hoặc tối hơn
Dấu hiệu của bệnh là phần chân răng chuyển sang màu đậm hoặc tối hơn

Một số trường hợp để bệnh diễn tiến nặng hơn sẽ làm tổn thương dây chằng nâng đỡ răng, khiến răng lung lay, tổn thương tủy răng, tiêu xương ổ răng và mất răng vĩnh viễn. Bệnh viêm chân răng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính bởi nguyên nhân gián tiếp thường do răng miệng không được vệ sinh đúng cách.

Viêm chân răng uống thuốc gì?

Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng viêm chân răng thường là do vi khuẩn tích tụ ở khoang miệng, chân răng gây ra. Bên cạnh đó, viêm chân răng còn đi kèm với triệu chứng chảy máu hay sưng đau, vì vậy mà trong liệu trình điều trị luôn phải có các loại thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường bôi với công dụng tiêu viêm, giảm đau.

Các nhóm thuốc uống điều trị viêm chân răng

Metronidazol Stada là loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị tình trạng viêm lợi, viêm chân răng
Metronidazol Stada là loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị tình trạng viêm lợi, viêm chân răng
  • Kháng sinh đường uống sẽ là nhóm thuốc đầu tiên giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm chân răng uống thuốc gì. Bạn thường sẽ được chỉ định sử dụng beta-lactam, macrolid. Đây là hai trong nhiều loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, thuốc kết hợp giữa metronidazol và spiramycin cũng sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ trong việc điều trị bệnh nha chu, sâu răng.
  • Nhóm corticosteroid gồm dexamethason, prednisolon đem lại khả năng điều trị các triệu chứng sưng đỏ, giảm đau và kháng viêm.
  • Nhóm kháng viêm non-steroid gồm diclophenac, ibuprofen, meloxicam giúp giảm sưng, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này lại chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
  • Nhóm thuốc giảm đau gồm aspirin, paracetamol có thể giúp giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên, đối với các trường hợp viêm chân răng dẫn đến chảy máu hoặc bệnh nhân đang bị sốt xuất huyết thì không nên dùng thuốc nhóm này.

Có thể dùng paracetamol để giảm đau nhưng không nên sử dụng khi chân răng đã chảy máu
Có thể dùng paracetamol để giảm đau nhưng không nên sử dụng khi chân răng đã chảy máu
  • Ngoài các loại thuốc giúp trả lời cho câu hỏi viêm chân răng uống thuốc gì kể trên thì việc sử dụng nước súc miệng chứa thành phần kháng khuẩn cũng đem lại lợi ích đáng kể trong việc giảm viêm chân răng.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự mình tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi viêm chân răng uống thuốc gì mà không có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau luôn đòi hỏi phải có sự cẩn trọng, đúng liều, đúng cữ. Nếu sử dụng quá liều có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nếu quá ít thì không đem lại hiệu quả cao.

Vì vậy, tốt nhất là bạn nên sử dụng thuốc điều trị viêm chân răng theo đơn thuốc của nha sĩ trực tiếp khám cho bạn.

Nhóm thuốc dân gian

Trong dân gian, ông bà ta cũng lưu truyền nhiều bài thuốc giúp điều trị vấn đề viêm chân răng khá hiệu quả như sử dụng tinh chất lá trà xanh, gừng, mật ong, tỏi, hạt táo, lá lốt, hoa cúc, nước muối,…

Có thể dùng hoa cúc để thanh nhiệt và giảm thiểu tình trạng viêm chân răng
Có thể dùng hoa cúc để thanh nhiệt và giảm thiểu tình trạng viêm chân răng

Trong các nguyên liệu thiên nhiên này thường chứa thành phần kháng viêm tự nhiên vô cùng dồi dào, giúp giảm triệu chứng sưng đau và cực kỳ an toàn, phù hợp với mọi lứa tuổi. Mặc dù vậy, các loại thuốc dân gian này thường có thời gian hiệu quả khá dài nên không ưu tiên sử dụng cho các trường hợp viêm nướu răng nặng và nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây nên viêm chân răng

Như đã đề cập, nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng viêm chân răng là các loại vi khuẩn tích tụ bên dưới chân răng và khoang miệng tấn công. Vậy, yếu tố nào đã tạo điều kiện cho vi khuẩn “hoành hành” trong chân răng của bạn?

Không lấy cao răng định kỳ

Cao răng tích tụ từ các mảng bám, vi khuẩn và độc tố gây viêm chân răng
Cao răng tích tụ từ các mảng bám, vi khuẩn và độc tố gây viêm chân răng

Nguyên nhân thứ cấp dẫn đến viêm chân răng đó chính là cao răng, hay còn gọi là vôi răng, mảng nám. Chúng sẽ được tích tụ dần ở bên dưới chân răng và dày lên do vi khuẩn, chất khoáng bên trong nước bọt tạo thành.

Vôi răng bám càng dày, càng nhiều sẽ “ăn” sâu xuống chân răng, vôi hình thành đến đâu thì nướu sẽ tụt dần đến đó. Đồng thời, vôi răng còn kết hợp với vi khuẩn sản sinh ra độc tố và gây ra viêm.

Vệ sinh răng miệng kém

Chăm sóc răng miệng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau như viêm nướu, sâu răng, hôi miệng,...
Chăm sóc răng miệng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau như viêm nướu, sâu răng, hôi miệng,…

Nguyên nhân gián tiếp khiến nướu răng bị viêm đó chính là không có thói quen chăm sóc răng miệng, lười đánh răng, không sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn chuyên dụng. Vi khuẩn sẽ sinh ra từ mảng bám, cặn thức ăn còn kẹt lại trong răng và gây ra hiện tượng viêm nướu.

Đi kèm với tình trạng viêm nướu thì việc vệ sinh răng miệng kém còn làm bạn bị hôi miệng, sâu răng, viêm tủy, mất răng,… Vì vậy, trước khi tìm hiểu viêm chân răng uống thuốc gì thì bạn nên chú ý đến quá trình chăm sóc răng miệng hàng ngày của mình đầu tiên.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Hút thuốc không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn gây vàng răng, tổn thương nướu
Hút thuốc không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn gây vàng răng, tổn thương nướu

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia thường xuyên có thể trở thành nguyên nhân gây viêm chân răng. Các thành phần có hại trong các loại đồ uống này có thể gây tổn thương niêm mạc miệng, tác động lên men răng và từ đó khiến sức khỏe răng miệng bị sụt giảm nghiêm trọng.

Thiếu hụt dưỡng chất, rối loạn nội tiết tố

Khi cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C sẽ đồng nghĩa với việc sức đề kháng đang bị đe dọa, vì vậy mà các tổn thương cũng lâu lành hơn. Khi đó, nội tiết tố bị thay đổi trong giai đoạn dậy thì, hành kinh, mang thai, sau sinh và tiền mãn kinh đều có những ảnh hưởng tiêu cực đến nướu răng và vô tình gián tiếp gây viêm nhiễm.

Do lây truyền qua nước bọt

Viêm chân răng cũng có thể lây truyền từ nước bọt của người bệnh khác
Viêm chân răng cũng có thể lây truyền từ nước bọt của người bệnh khác

Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng cũng đã có trường hợp bị viêm nha chu sau khi tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân. Bởi các bác sĩ cũng cho rằng một số vi khuẩn gây bệnh viêm nướu có thể tồn tại trong nước bọt và lây truyền từ người này sang người khác khi dùng chung muỗng, đũa hay hôn.

Các giai đoạn của viêm chân răng

Khi chỉ định cho bệnh nhân việc viêm chân răng uống thuốc gì, bác sĩ sẽ dựa vào giai đoạn bệnh lý để có được phương án điều trị chính xác nhất. Thông thường, viêm chân răng sẽ trải qua 3 giai đoạn chính đó là nhẹ, nặng và nghiêm trọng.

Viêm chân răng ở giai đoạn nhẹ

Giai đoạn đầu thường chỉ sưng nhẹ ở nướu và chảy máu khi đánh răng
Giai đoạn đầu thường chỉ sưng nhẹ ở nướu và chảy máu khi đánh răng

Ở giai đoạn này, vết viêm chân răng chưa hình thành rõ, bạn có thể chỉ thấy có vết sưng đỏ và thường xuyên thấy máu khi đánh răng. Lúc này, cao răng đã ăn sâu xuống nướu nhưng nướu vẫn còn bao bọc chân răng, chưa có những tổn thương nghiêm trọng về men răng hay các mô quan trọng.

Viêm chân răng ở giai đoạn nặng

Lúc này, bạn sẽ thấy nướu đã bị tụt xuống một chút, đi kèm hiện tượng sưng đỏ và áp xe. Trong các cục áp xe nướu thường chứa dịch mủ, gây ra mùi hôi khó chịu và không thể thiếu cảm giác đau nhức, mệt mỏi, khó chịu hay thậm chí còn đi kèm với sốt nhẹ.

Viêm chân răng ở giai đoạn nghiêm trọng

Ở mức độ nghiêm trọng, chân răng bị lộ ra và trở nên xỉn màu, dễ bị gãy rụng
Ở mức độ nghiêm trọng, chân răng bị lộ ra và trở nên xỉn màu, dễ bị gãy rụng

Ở giai đoạn nghiêm trọng, nướu đã bị tụt gần hết và lộ hằn chân răng, răng trở nên xỉn màu hay thậm chí chuyển sang đen, bị lung tay, gãy rụng do không nướu liên kết và xương tủy răng đã bị tổn thương. Viêm chân răng ở giai đoạn nghiêm trọng có thể làm ảnh hưởng đến xương hàm, gây thoái hóa, hoại tử,… vô cùng nguy hiểm.

Như đã đề cập, tùy thuộc vào từng mức độ, giai đoạn mà các nha sĩ sẽ chỉ định thuốc, phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh viêm chân răng có quá trình diễn biến bệnh không quá nhanh, vì vậy bạn có thể phát hiện sớm tình trạng của mình để có biện pháp điều trị phù hợp. Bởi nếu để càng lâu thì thời gian điều trị sẽ càng kéo dài và tỷ lệ hồi phục cũng không cao bằng.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm chân răng?

Có thể phòng ngừa viêm chân răng nếu bạn chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng
Có thể phòng ngừa viêm chân răng nếu bạn chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Ngoài vấn đề viêm chân răng uống thuốc gì thì việc tìm cách phòng ngừa cũng đóng vai trò quan trọng. Bởi một khi chân răng đã bị viêm thì rất dễ tái phát. Sau đây là một số lưu ý quan trong giúp bạn giảm thiểu nguy cơ viêm chân răng hiệu quả nhất:

  • Đánh răng với sản phẩm phù hợp ít nhất 2 lần mỗi ngày, khi thức dậy buổi sáng và trước khi đi ngủ vào ban đêm để làm sạch vi khuẩn, mảng bám và thức ăn còn sót lại.
  • Sau khi ăn xong, nên ưu tiên sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch cặn thức ăn, mảng bám hay thức ăn còn mắc kẹt trong răng. Sau đó thì súc miệng với nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công nướu răng.
  • Đến nha khoa để lấy cao răng ít nhất 3 tháng và nhiều nhất 6 tháng một lần để giảm thiểu nguy cơ viêm nha chu do cao răng.

Tăng cường rau xanh, hoa quả trong thực đơn để bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu
Tăng cường rau xanh, hoa quả trong thực đơn để bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu
  • Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành bệnh viêm chân răng. Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như rau xanh, hoa quả. Đồng thời không sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, có tính axit cao để tránh hình thành mảng bám và vôi răng.
  • Thường xuyên đến nha khoa để được thăm khám và phát hiện bệnh lý kịp thời, từ đó có những biện pháp điều trị sớm, ngăn ngừa nguy cơ trở nặng, khó khắc phục về sau.
  • Massage nướu răng nhẹ nhàng mỗi tối trước khi đi ngủ để giảm các đau nhức, đồng thời tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ hồi phục chân răng bị viêm nhanh hơn.

Với những chia sẻ đây, mong rằng bạn đã biết được viêm chân răng uống thuốc gì cũng như biết cách để phòng ngừa tình trạng này. Hãy cố gắng dành thời gian chăm sóc bản thân và đến nha khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng của mình bạn nhé.

TIN TỨC MỚI