Dùng chỉ nha khoa được bác sĩ khuyên dùng để làm sạch các mảng bám còn mắc kẹt trong kẽ răng, từ đó hạn chế được tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, chỉ nha khoa có thể gây chảy máu nướu. Vì vậy, bài viết dưới đây, sharkdental.vn sẽ chia sẻ cách dùng chỉ nha khoa có cán chi tiết, chuẩn nhất để bạn làm sạch răng miệng một cách hiệu quả.
Thế nào là chỉ nha khoa có cán?
Chỉ nha khoa có cán hay tăm chỉ nha khoa là một đồ dùng dùng để vệ sinh răng miệng. Thiết kế tăm chỉ bao gồm một đầu nhọn và một đầu là sợi chỉ nha khoa được gắn cố định như một chiếc cung để bạn lấy thức ăn ở kẽ răng, chân nướu và mọi vị trí mà bạn khó tiếp cận.
Phần chỉ được sử dụng thông thường tạo từ cấu trúc đa sợi PTFE khá mảnh, trơn, đường kính nhỏ nên dễ trượt qua kẽ răng, kể cả những kẽ nhỏ hẹp mà không bị xơ, tưa sợi.
Cách dùng chỉ nha khoa có cán chi tiết, hiệu quả
Chỉ nha khoa là vật dụng được sử dụng phổ biến, thay thế cho tăm tre thông thường vì có khả năng làm sạch hiệu quả và an toàn cho răng, nướu hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng đúng và dưới đây là cách dùng chuẩn để bạn tham khảo:
- Bước 1: Luồng đầu sợi chỉ vào kẽ răng và di chuyển nhẹ nhàng lên xuống nhiều lần. Quá trình này giúp lấy đi thức ăn thừa và mảng bám khó tự rửa trôi. Nên sử dụng một chỉ nha khoa cho mỗi răng khác nhau để làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn lây từ răng này qua răng khác.
- Bước 2: Sử dụng đầu nhọn để lấy các mảng bám còn sót lại. Thao tác này cũng cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho nướu. Nên soi gương để có thể nhìn rõ vị trí cần làm sạch.
- Bước 3: Súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cặn thức ăn. Qua bước này, quá trình vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa có cán sẽ đạt được hiệu quả.
Giới thiệu 3 chỉ nha khoa có cán tốt nhất hiện nay
Trên thị trường có đa dạng các loại chỉ nha khoa có cán với những ưu và nhược điểm riêng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, giá thành, dưới đây là 3 sản phẩm tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:
Tăm chỉ nha khoa Beauty Formulas thương hiệu Anh
Tuy chỉ nha khoa Beauty Formulas của Anh có kích thước khá to nhưng được làm từ sợi Nylon nên bền, dai, và dễ trượt trên răng. Sau khi sử dụng, bạn sẽ thấy hiệu quả làm sạch rất rõ rệt.
Tuy nhiên, sản phẩm không phù hợp với những người lần đầu sử dụng chỉ nha khoa và sợ đau. Ngoài ra, sản phẩm được đựng trong hộp nhựa cứng, sau khi sử dụng có thể đậy nắp lại, đảm bảo sạch sẽ và chắc chắn.
Giá thành tham khảo: 43.000 VNĐ/ hộp 50 chiếc
Chỉ nha khoa có cán Tagami
Chỉ nha khoa có cán Tagami có xuất xứ từ Nhật Bản, sợi chỉ được làm từ sợi Polyethylene, đây là một loại sợi mềm, lành tính, an toàn cho răng và nướu. Phần cán có những gờ nhỏ giúp bạn cầm được chắc chắn hơn, đồng thời thiết kế uốn cong nhẹ sẽ giúp cho việc dịch chuyển đến vị trí cần làm sạch trở nên dễ dàng.
Giá tham khảo: 39.000 VNĐ/ gói 50 cây.
Chỉ nha khoa có cán Okamura Floss Stick
Tăm chỉ nha khoa Okamura Floss Stick là sản phẩm có thương hiệu đến từ Nhật Bản. Sợi chỉ được làm từ polyethylene giúp dễ dàng làm sạch mảng bám trong kẽ răng một cách hiệu quả và an toàn. Sản phẩm đóng gói túi zip có 90 chiếc và với mức giá phải chăng nên được đa số người dùng lựa chọn.
Giá tham khảo: 32.000 VNĐ/ túi 90 chiếc.
Lưu ý khi sử dụng tăm chỉ nha khoa có cán
Thao tác sử dụng tăm chỉ nha khoa không khó khăn nhưng cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng một lần: Nhiều người có thói quen tiết kiệm dùng đi dùng lại nhiều lần hoặc dùng một tăm nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Thói quen này không chỉ không làm sạch một cách triệt để mà còn gây ra tình trạng hôi miệng.
- Di chuyển tăm nhẹ nhàng: Nếu dùng lực quá mạnh, chỉ dễ siết vào nướu dễ gây chảy máu và tổn thương cho mô mềm. Từ đó, vi khuẩn cũng dễ xâm nhập gây ra các bệnh lý nha khoa.
- Lựa chọn chỉ nha khoa có cán phù hợp: Hãy lựa chọn những loai chỉ có cán để dễ dàng thao tác, đồng thời sợi chỉ cần mềm mịn, trơn, mảnh để quá trình vệ sinh được dễ dàng và hiệu quả.
Có thể thấy, cách dùng chỉ nha khoa có cán rất đơn giản, nếu sử dụng đúng theo hướng dẫn, hàm răng của bạn sẽ luôn trắng sáng và khoẻ mạnh. Việc sử dụng tăm chỉ cần kết hợp chăm sóc răng miệng khoa học, thăm khám định kỳ để phòng tránh các bệnh về nướu, sâu răng.
>>> Các bài viết cùng chủ đề: Lỡ nuốt sáp nha khoa có sao không? Xử lý như nào?