Bánh tráng là món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đặc biệt là ở giới trẻ. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người quan tâm là đang niềng răng có ăn bánh tráng được không? Để hiểu rõ hơn cũng như tìm câu trả lời, hãy cùng thảo luận về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Đang niềng răng có ăn bánh tráng được không?
Đối với món bánh tráng, người niềng nên hạn chế ăn để tránh những tác động không tốt đến quá trình và hiệu quả chỉnh nha. Bánh tráng khi nhúng vào nước sẽ trở nên dẻo và dai, người ăn phải nhai nhiều lần và áp lực nhai mạnh. Điều này có nguy cơ làm răng bị xô lệch vị trí.
Với những chiếc bánh tráng được phơi khô và nướng giòn, khi cắn có thể gây tác động mạnh lên răng làm mắc cài và dây cung bị bong ra. Bên cạnh đó, những mảnh vụn của bánh tráng còn có thể dính vào mắc cài và kẽ răng, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
Thời gian niềng, răng thường yếu hơn bình thường. Điều này là do tác động của lực kéo từ khí cụ. Vì vậy, cần chú trọng xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý để không ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha và tiến độ điều trị. Đồng thời, chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Vì thế, để trả lời câu hỏi đang niềng răng có ăn bánh tráng được không thì không nên bạn nhé!
Ngoài bánh tráng không nên ăn gì khi đang niềng răng
Thực đơn ăn uống đóng vai trò quyết định đến thời gian và kết quả niềng răng. Vì vậy, người niềng cần chú trọng đến việc xây dựng thực đơn khoa học. Ngoài bánh tráng, một số thực phẩm khác không nên ăn bạn cần lưu ý như:
- Kẹo cứng, dẻo và dính: Nhai kẹo cứng hoặc kẹo dính như bánh quy, kẹo dẻo có thể gây chấn động mạnh cho cơ hàm. Khi đó, khí cụ nha khoa có thể bị tách rời, hỏng hoặc biến dạng và ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình niềng răng.
- Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su có thể tăng tiết nước bọt, loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng. Tuy nhiên, đối với người đang niềng răng, nhai kẹo cao su có thể làm hỏng dây cung và mắc cài, thậm chí gây chạy sai vị trí răng.
- Thức ăn có dạng dẻo, dai: Các loại thức ăn có dạng quá dẻo và dai như xôi chiên, bánh nếp, bánh gạo, thịt bò tái nên hạn chế trong quá trình niềng răng. Nhóm thức ăn này gây khó khăn khi nhai và tạo áp lực lớn lên các mắc cài. Để đảm bảo an toàn cho quá trình niềng, nên cắt nhỏ trước khi ăn các loại thức ăn này.
- Các loại hạt cứng: Các loại hạt cứng cần hạn chế ăn nhiều trong thời gian niềng. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất từ hạt bằng cách chế biến hạt thành sữa hoặc sử dụng bơ hạt. Điều này sẽ đảm bảo thực đơn cân bằng dinh dưỡng từ hạt mà không gây hại cho răng và cơ hàm.
- Thức ăn quá nóng, lạnh: Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng cần được hạn chế trong quá trình niềng răng. Các thực phẩm như lẩu nóng, kem, đá lạnh có thể làm tăng cảm giác nhạy cảm, ê buốt răng, hỏng men răng,…
- Thức ăn giòn: Các loại thực phẩm giòn như bỏng ngô, khoai lang, khoai tây chiên, snack, da heo chiên giòn có tính cứng. Do đó, nếu cắn chúng bằng răng cửa hoặc răng hàm yếu, có nguy cơ bị trật hoặc gãy răng.
- Nước uống có gas: Các loại nước uống có gas thường chứa nhiều axit và đường. Đây là hai nguyên nhân chính gây sâu răng, mảng bám và hôi miệng. Ngoài ra, một số loại nước giải khát còn chứa chất kết dính, gây hại cho mắc cài và có tác động không tốt đến quá trình niềng răng.
- Đá lạnh: Vốn răng của người niềng đã yếu. Do đó, nhai đá lạnh có thể làm tổn thương răng và cơ hàm, dẫn đến tình trạng ê buốt nặng. Ngoài ra, nhai đá lạnh cũng có thể gây mòn men răng, làm hỏng mắc cài và gây nứt răng.
Cách vệ sinh răng miệng đúng cách cho người đang niềng răng
Vệ sinh răng niềng đúng cách rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Dưới đây là 6 bước tiêu chuẩn về vệ sinh răng niềng:
- Bước 1: Sử dụng bàn chải và kem đánh răng như thường lệ để chải răng. Hãy chú ý chải kỹ mắc cài và các khí cụ niềng.
- Bước 2: Sau khi chải răng, súc miệng bằng nước sạch. Bạn có thể sử dụng nước súc miệng để giữ hơi thở thơm mát.
- Bước 3: Sử dụng máy tăm nước để làm sạch kỹ các khe hẹp và phần trong của răng và mắc cài.
- Bước 4: Sử dụng bàn chải góc để làm sạch các góc cạnh và khe hẹp của mắc cài và dây cung.
- Bước 5: Sử dụng xịt miệng để giúp làm thơm miệng. Điều này sẽ giúp tăng cường hơi thở thơm mát.
- Bước 6: Dùng sáp nha khoa để thoa lên các vùng dây kim loại quấn quanh mắc cài hoặc khung dây thừa ở răng sau hoặc phần mắc cài. Điều này giúp giảm ma sát và khó chịu cho khoang miệng.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đạt kết quả chỉnh hình như mong đợi. Hy vọng, qua bài viết thảo luận về vấn đề đang niềng răng có ăn bánh tráng được không? Khách hàng sẽ có được thực đơn ăn uống khoa học. Đồng thời, không quên tham khảo ý kiến của bác sĩ về quá trình chăm sóc nhé! Mọi thắc mắc có liên quan, bạn vui lòng liên hệ với Shark Dental để được cung cấp thêm thông tin hữu ích nhé!
>>> Các bài viết cùng chủ đề:
- Chia sẻ thực đơn 7 ngày cho người niềng răng đủ dinh dưỡng
- Giải đáp: Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không?