sharkdental

Đánh răng bị chảy máu thường xuyên do đâu? Làm sao khắc phục?

Chảy máu trong khi đánh răng là hiện tượng ai cũng đã từng gặp phải một lần. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng đánh răng bị chảy máu diễn ra liên tục trong thời gian dài thì khác. Bởi đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe cần phải được điều trị kịp thời.

Đánh răng bị chảy máu là bệnh gì?

Hiện tượng chảy máu chân răng trong khi đánh răng là một bất thường gây chấn thương ở nướu. Thông thường, nướu khỏe mạnh sẽ có màu sắc hồng hào, không dễ bị chảy máu ngay cả khi bạn lỡ dùng bàn chải đánh răng chà mạnh hơn.

Vì vậy, một khi nướu bị chảy máu kể cả khi bạn chỉ tác động với một lực rất nhẹ bằng bàn chải thì đây chắc chắn là biểu hiện của bệnh lý nướu hoặc các bệnh lý liên quan đến viêm nha chu.

Đánh răng bị chảy máu là bệnh lý phổ biến xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau
Đánh răng bị chảy máu là bệnh lý phổ biến xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau

Đối với những trường hợp này, bạn không nên tự ý bổ sung vitamin C, các vi chất khác mà cần phải thăm khám trực tiếp tại các địa chỉ nha khoa uy tín để được xác định đúng nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Tự nhiên chảy máu chân răng nhiều khi đánh răng do đâu?

Nhiều người khi thấy chân răng bị chảy máu sau đánh răng thường cho rằng mình thiếu vitamin C. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đánh răng bị chảy máu.

Viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng mảng bám xuất hiện trên đường viền nướu trong thời gian dài. Mặc dù mục đích của việc đánh răng là loại bỏ các mảng bám trên viền nướu và ngăn ngừa bệnh sâu răng. Tuy nhiên, có một số ít mảng bám vẫn còn sót lại do bàn chải răng không tới hoặc bạn vệ sinh răng không đúng cách.

Các mảng bám này lâu ngày tích tụ lại thành cao răng – là nguyên nhân làm tăng nguy cơ chảy máu khi đánh răng và gây bệnh viêm lợi. Nếu gặp một số triệu chứng dưới đây, bạn sẽ dễ bị chảy máu trong khi đánh răng: Sưng lợi, đau nhức trong khoang miệng…

Viêm lợi có thể gây chảy máu mỗi khi đánh răng
Viêm lợi có thể gây chảy máu mỗi khi đánh răng

Viêm nha chu

Đây là bệnh lý răng miệng diễn tiếp sau khi tình trạng viêm lợi trở nên nghiêm trọng hơn. Một số biểu hiện của bệnh viêm nha chu có thể kể đến như: Nhiễm trùng nướu, nhiễm trùng xương hàm… Tình trạng viêm nha chu có thể khiến răng bị lung lay, khiến răng bị chảy máu mỗi khi đánh răng vào buổi sáng.

Các bệnh lý của răng

Khi gặp phải các bệnh lý về răng, đặc biệt là sâu răng, thức ăn sẽ dễ đọng lại ở lỗ sâu gây viêm lợi, nhiễm trùng ổ chân răng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng. Ngoài hiện tượng chảy máu, bạn còn bị đau nhức, ê buốt mỗi khi nhai nếu răng bị sâu.

Khi răng gặp phải các bệnh lý có thể gây chảy máu khi đánh răng
Khi răng gặp phải các bệnh lý có thể gây chảy máu khi đánh răng

Áp xe răng

Áp xe là tình trạng răng bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Hiện tượng áp xe có thể gây ra cảm giác đau liên tục, sốt, sưng mặt bên răng bị áp xe và hiện tượng đánh răng bị chảy máu.

Thay đổi nội tiết ở phụ nữ

Riêng đối với phụ nữ vẫn có thể gặp phải hiện tượng đánh răng bị chảy máu ở lứa tuổi dậy thì, giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh, thậm chí là phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày. Những giai đoạn này nội tiết tố thay đổi, làm tăng nguy cơ chảy máu vùng nướu mỗi khi đánh răng hoặc tác động đến nướu răng.

Chế độ dinh dưỡng

Nhiều người thường có thói quen bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, vô tình có thể gặp phải những thành phần gây kích ứng nướu răng, khiến răng bị chảy máu mỗi khi đánh răng.

Chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt vitamin C, vitamin K có thể gây chảy máu khi đánh răng
Chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt vitamin C, vitamin K có thể gây chảy máu khi đánh răng

Ảnh hưởng của thuốc điều trị

Một số trường hợp sử dụng thuốc điều trị các bệnh trong cơ thể có thể gây ra tác dụng phụ chảy máu chân răng khi đánh răng. Các bệnh lý tiêu biểu như: Tim mạch, đau tim hoặc thuốc hóa trị sử dụng khi điều trị ung thư.

Dùng bàn chải quá thô cứng

Có rất nhiều người gặp phải tình trạng đánh răng bị chảy máu khi sử dụng bàn chải quá cứng. Sự tác động vào nướu răng của những loại bàn chải thô cứng có thể khiến nướu bị chảy máu. Vì vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng những loại bàn chải có lông mềm để mang lại cảm giác nhẹ nhàng, hạn chế chảy máu khi đánh răng.

Lựa chọn bàn chải quá thô cứng có thể khiến cho răng bị chảy máu
Lựa chọn bàn chải quá thô cứng có thể khiến cho răng bị chảy máu

Đánh răng bị chảy máu có sao không?

Nếu tình trạng đánh răng bị chảy máu chỉ xuất hiện một vài lần rồi tự hết thì không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có xu hướng tái đi tái lại thường xuyên, theo thời gian tình trạng viêm lợi có thể diễn tiến nặng hơn, gây đau nhức, khó chịu thì bạn cần phải có can thiệp y tế điều trị đúng cách.

Bởi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn, đặc biệt là viêm nha chu. Từ đó là phá hủy các tổ chức răng và gây mất răng. Đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, tình trạng chảy máu chân răng do viêm nha chu có thể gây tăng đường huyết, gây biến chứng viêm nội tâm mạc, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Tình trạng đánh răng bị chảy máu kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm
Tình trạng đánh răng bị chảy máu kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Cách khắc phục đánh răng bị chảy máu

Cho dù bạn mới gặp phải tình trạng chảy máu khi đánh răng hoặc tình trạng này đã lặp lại thường xuyên thì cũng cần tham khảo một số cách khắc phục dưới đây để hạn chế tình trạng này kéo dài, có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Xem xét lại cách vệ sinh răng miệng hằng ngày

Cách tốt nhất để chấm dứt hiện tượng chảy máu chân răng là làm sạch kẽ răng và bảo vệ lợi. Bên cạnh việc đánh răng là việc làm bắt buộc thì bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn, dùng nước súc miệng để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm bỏ tình trạng chảy máu khi đánh răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm bỏ tình trạng chảy máu khi đánh răng

Loại bỏ các thói quen xấu

Có không ít những trường hợp gặp phải tình trạng chảy máu chân răng do có các thói quen xấu như: Dùng tăm xỉa răng, chải răng quá mạnh, dùng bàn chải cứng, ăn thức ăn cay nóng, sử dụng các chất kích thích… Do đó, nếu bạn đang có những thói quen này thì cần cải thiện từ hôm này để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Chú trọng các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe răng miệng

Vitamin C, vitamin K là những nhóm vitamin cần thiết cho sức khỏe răng miệng, hạn chế chảy máu chân răng và phục hồi tổn thương lợi nhanh chóng. Đồng thời, vitamin K cũng là thành phần không thể thiếu trong khả năng giúp đông máu.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe răng miệng
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe răng miệng

Lấy cao răng

Cao răng tích tụ quá nhiều quanh chân răng là nguyên nhân chính khiến cho lợi bị viêm đỏ, dễ bị chảy máu khi đánh răng. Đồng thời, cao răng cũng khiến cho lợi bị đẩy ra xa khỏi răng, lâu dài có thể gây tụt lợi, sâu răng hoặc mất răng. Vì vậy, khi gặp tình trạng đánh răng bị chảy máu, bạn cần áp dụng lấy cao răng ở bước đầu tiên.

Sau khi đã lấy cao răng, tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm viêm, giảm sưng giúp hỗ trợ phục hồi nướu răng. Một điểm đặc biệt cần lưu ý là nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần để ngăn ngừa tình trạng đánh răng bị chảy máu.

Điều trị tại nha khoa uy tín

Đối với các trường hợp chảy máu chân răng kéo dài khi đánh răng bạn cần đến thăm khám ở nha khoa uy tín. Lúc này bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng, nguyên nhân và chỉ định sử dụng thuốc điều trị thích hợp nhằm loại bỏ tình trạng đánh răng bị chảy máu.

Điều đặc biệt bạn cần quan tâm là điều trị bệnh lý răng không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi không chỉ không mang đến hiệu quả điều trị như mong đợi mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, tự ý sử dụng kháng sinh không phù hợp có thể gây lờn thuốc.

Thăm khám và điều trị dứt điểm tại địa chỉ nha khoa uy tín
Thăm khám và điều trị dứt điểm tại địa chỉ nha khoa uy tín

Cách phòng tránh chảy máu khi đánh răng

Phòng ngừa luôn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng, phòng chống sâu răng. Để tránh tình trạng đánh răng bị chảy máu, bạn đừng quên luyện tập những thói quen dưới đây:

Vệ sinh răng miệng với thời lượng phù hợp

Vệ sinh răng miệng đúng cách là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng chảy máu khi đánh răng. Theo chuyên gia, bạn nên đánh răng 2 lần mỗi ngày vào lúc trước khi đi ngủ buổi tối và khi thức dậy vào buổi sáng. Lưu ý đánh răng đúng kỹ thuật, đánh theo chiều dọc từ trên xuống và từ dưới lên rồi xoay tròn.

Sử dụng bàn chải lông mềm đánh răng

Những loại bàn chải sợi mềm sẽ giúp mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu, hạn chế bị chảy máu hoặc tổn thương nướu khi đánh răng. Ngoài ra, sử dụng bàn chải lông mềm còn giúp bảo vệ men răng của bạn khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng các loại bàn chải điện để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Thiết kế bàn chải điện có khả năng làm sạch nướu dễ hơn so với các loại bàn chải thường. Đồng thời, hạn chế gây ra các va chạm gây tổn thương nướu răng.

Bàn chải lông mềm mang đến cảm giác dễ chịu cho răng miệng của bạn
Bàn chải lông mềm mang đến cảm giác dễ chịu cho răng miệng của bạn

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là vấn đề thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe răng miệng. Trong đó, vitamin C, vitamin K là những vi chất cần tăng cường bổ sung nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương và hạn chế nguy cơ chảy máu khi đánh răng. Bạn có thể cung cấp những vi chất này thông qua việc bổ sung các loại trái cây quen thuộc như bưởi, cam, chanh, chuối, củ cải…

Bên cạnh đó, canxi, magie cũng là những loại khoáng chất có khả năng chống viêm có nhiều trong dầu cá cũng rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ trong rau xanh để loại bỏ các mảng bám trên bề mặt nướu dễ dàng.

Thường xuyên kiểm tra răng miệng ở nha khoa uy tín

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên gặp nha sĩ 1 năm 2 lần để được kiểm tra, thăm khám định kỳ và vệ sinh răng miệng. Việc kiểm tra răng miệng kịp thời có thể giúp bạn sớm biết được tình trạng viêm lợi. Đồng thời được chỉ dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách, hạn chế gặp phải tình trạng đánh răng chảy máu và phát triển các bệnh về nha chu.

Kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa để kịp thời phát hiện và điều trị viêm lợi
Kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa để kịp thời phát hiện và điều trị viêm lợi

Từ những chia sẻ trên có thể thấy, đánh răng bị chảy máu là tổn thương thường hay gặp phải ở nhiều người. Đa số mọi người đều cho rằng tình trạng này không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý răng miệng cần xử lý sớm. Chính vì vậy, hãy thăm khám nha khoa để được điều trị đúng cách. Đồng thời, áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế chảy máu chân răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

TIN TỨC MỚI