Tình trạng đau nhức răng vào ban đêm thường rất dễ xảy ra khi bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách, dẫn tới các bệnh lý về răng miệng. Dựa vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có phương án điều trị dứt điểm tình trạng đau nhức. Cụ thể về cách điều trị đau nhức răng vào ban đêm khiến bạn khó ngủ hoặc không thể ngủ được, bạn có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây!
Tại sao hay đau nhức răng vào ban đêm
Những trường hợp hay nhức răng vào ban đêm là dấu hiệu điển hình của sâu răng, viêm tủy, răng bị nứt do va đập hoặc mọc răng khôn. Tình trạng này khi để lâu ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của răng, thậm chí khiến răng bị lung lay.
Vậy tại sao mọi người lại thường xảy ra tình trạng răng đau nhức vào ban đêm?
- Do sâu răng
Khi răng không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách sẽ xuất hiện những đốm nâu đen ở trên về mặt răng. Sâu răng gây đau nhức thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm là cảnh báo bệnh lý này đã phát triển đến ngà răng, thậm chí ăn sâu vào tủy răng và gây nhiễm trùng tủy. Nếu không được điều trị kịp thời, bạn sẽ không chỉ cảm nhận đau nhức răng, mà còn xảy ra rất nhiều bệnh lý về răng miệng khác như áp xe răng, viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu,…

- Mọc răng khôn
Giai đoạn mọc răng khôn bắt đầu từ 17 – 25 tuổi và quá trình mọc răng khôn thường đi kèm với những triệu chứng đau nhức, sốt,… Đặc biệt, nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, chen chúc vào răng số 7, tình trạng đau nhức sẽ xảy ra nhiều hơn. Do đó, bạn sẽ thường xuyên gặp đau nhức vào ban đêm, thậm chí còn khiến bạn khó há miệng.
- Viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng
Một số bệnh lý về răng miệng thường gặp như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng cũng sẽ dẫn tới những cơn đau nhức răng âm ỉ vào ban đêm. Bởi vào ban đêm, tư thế nằm sẽ làm máu dồn lên đầu và tạo áp lực lên vùng răng hàm mặt. Do đó, những cơn đau nhức răng xảy ra.
- Nhiễm trùng xoang
Khi bị nhiễm trùng xoang, bạn cũng thường gặp phải tình trạng đau nhức răng vào buổi đêm. Đặc biệt, càng về đêm, những cơn đau nhức càng đau do tăng áp lực xoang hàm lên răng hàm thông với xoang.
- Nghiến răng vào ban đêm thường xuyên
Tật xấu nghiến răng sẽ đe dọa rất lớn tới sức khỏe răng miệng của bạn. Cụ thể, bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng đau răng vào ban đêm do hành động nghiến răng liên tục gây áp lực lớn lên cơ hàm, răng và nướu. Đồng thời, nghiến răng còn phá hủy lớp men răng, dẫn tới răng nhạy cảm và dễ bị sâu hơn.
- Đau khớp thái dương hàm
Những trường hợp bị rối loạn khớp thái dương hàm gây ra rất nhiều triệu chứng như đau răng, đau hàm, nhức đầu, đau tai, đôi khi khớp thái thương còn phát ra những tiếng kêu mỗi khi cử động.
- Đau dần thần kinh V vô căn
Có thể bạn chưa biết, dây thần kinh V là dây thần kinh sọ mặt, mang chức năng vận động và cảm giác. Do đó, khi bộ phận này bị ảnh hưởng sẽ gây đau đầu, mặt bao gồm cả khu vực răng quanh hàm. Như vậy, bạn sẽ rất dễ xảy ra tình trạng đau răng vào ban đêm mặc dù không có yếu tố nào kích thích vào răng.

Bị đau nhức răng vào ban đêm khi nào cần đi khám?
Trong trường hợp bị đau răng vào ban đêm thường xuyên, bạn nên thăm khám bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để có những phương án điều trị dứt điểm. Nếu bạn gặp những vấn đề sau, hãy gặp bác sĩ ngay:
- Răng bị đau nhức dữ dội
- Răng bị đau nhức kéo dài từ 2 ngày trở lên.
- Bên cạnh đau răng, bạn gặp phải triệu chứng đau đầu, sốt, sưng hàm, sưng má,…
- Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy khó nuốt hoặc khó thở.
Khi đến bác sĩ, dựa vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể. Có thể là: trám răng sâu, nhổ răng khôn, đeo máng chống nghiến hoặc phục hình răng giả.

Bị đau nhức răng vào ban đêm phải làm sao?
Để điều trị triệt để đau răng vào ban đêm, bác sĩ sẽ thực hiện như sau:
Thăm khám và đánh giá triệu chứng
Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe răng miệng của khách hàng và xác định nguyên nhân gây đau nhức răng. Đồng thời, bác sĩ cũng kiểm tra tổng quát mặt và bên trong khoang miệng để xác định tình trạng cụ thể của răng và nướu.
Cách trị đau răng vào ban đêm
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và giải thích rõ ràng cho khách hàng sức khỏe răng miệng của mình. Tùy vào mức độ và nguyên nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể. Thông thường sẽ có hướng điều trị như sau:
- Bác sĩ kê đơn thuốc chống viêm và giảm đau cho khách hàng.
- Để ngăn ngừa sâu răng cho khách hàng, bác sĩ yêu cầu sử dụng nước súc miệng chứa Chlorhexidine hoặc áp dụng phương pháp điều trị bằng Fluoride. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ bôi Fluoride trực tiếp lên nướu, đặc biệt là phần nướu tiếp xúc với răng.
- Đối với các nguyên nhân nghiến răng trong lúc ngủ, bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng sử dụng máng chống nghiến trong lúc ngủ.
- Nếu bạn gặp phải các lỗ sâu răng to, bác sĩ sẽ điều trị phục hồi để bảo tồn tối đa cấu trúc răng thật. Thực hiện bằng cách: sử dụng dụng cụ nha khoa để khoan các lỗ sâu trên răng, sau đó hàn trám răng để phục hình cấu trúc răng.
- Khi răng bị chết tủy, bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy răng. Sau đó phục hình bằng phương pháp: bọc răng sứ hoặc trồng răng.
- Đối với áp xe răng, bác sĩ sẽ rạch túi mủ và dẫn lưu túi bị nhiễm trùng. Sau đó kê đơn thuốc để giảm đau, viêm nhiễm.
- Trong trường hợp răng bị nứt, bác sĩ sẽ điều trị tùy vào mức độ nứt và tổn thương của răng. Nếu chỉ gãy một miếng nhỏ thì sẽ tiến hành trám răng. Nếu nặng hơn cần bọc sứ để cải thiện chức năng của răng.

Lời khuyên từ bác sĩ khi điều trị đau nhức răng
Những phương pháp điều trị tốt sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức răng hiệu quả, nhưng chìa khóa để sở hữu sức khỏe răng miệng tốt là phòng ngừa trước khi vấn đề phát sinh.
Do đó, để ngăn ngừa sâu răng, các bệnh về nướu hoặc răng nhạy cảm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và sử dụng kem đánh răng có chứa Flour. Thực hiện đánh răng đều đặn từ 2 – 3 lần/1 ngày.
- Kết hợp đánh răng, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại sạch mảng bám còn kẹt lại ở kẽ răng.
- Thay bàn chải thường xuyên từ 3 tháng/1 lần. Khi bàn chải có dấu hiệu sờn lông, bạc màu, cần thay ngay lập tức.
- Không sử dụng các loại chất kích thích hoặc uống nước có gas, hút thuốc lá.
- Hạn chế những thực phẩm nhiều phẩm màu và các đồ ăn quá cứng, dai để không tác động xác lên răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh như những thực phẩm giàu protein, canxi, khoáng chất như thịt cá, sữa, hải sản, trái cây, rau củ,…
Tất cả những trường hợp đau nhức răng vào ban đêm khi kéo dài thường xuyên đều cần tới sự chăm sóc và điều trị chuyên môn từ bác sĩ. Do đó, khi thấy có biểu hiện đau răng, bạn có thể liên hệ qua hotline 1800 2069 của Nha Khoa Shark Dental để được tư vấn chi tiết và điều trị triệt để.