sharkdental

Hàn răng sâu và tất cả những thông tin bạn cần biết

Không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng răng hư tổn, kỹ thuật hàn răng sâu còn giúp bạn khôi phục thẩm mỹ và sự tự tin trong nụ cười. Nha khoa Sharkdental sẽ cung cấp đến bạn các thông tin chi tiết nhất về kỹ thuật này. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây.

Hàn răng sâu là gì?

Khái quát chung, hàn răng sâu là kỹ thuật thẩm mỹ và điều trị nha khoa. Thông qua việc sử dụng các chất liệu hàn trám răng, kỹ thuật này giúp lấp đầy các mô răng bị khuyết thiếu do sâu răng gây ra. Sau khi hàn trám, răng bị tổn thương sẽ có thể khôi phục lại kích thước và hình dáng ban đầu.

Vì sao cần hàn răng sâu?

Là 1 thủ thuật nha khoa đơn giản được ứng dụng rộng rãi tại các đơn vị nha khoa lớn nhỏ trên toàn quốc, hàn răng sâu dễ thực hiện và không gây đau. Phương pháp này được các nha sĩ khuyến nghị thực hiện để cải thiện thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng trong những trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên, 1 số trường hợp người bệnh sâu răng lại trì hoãn điều trị vì nhiều lý do. Vấn đề này có thể kéo theo nhiều hệ lụy, khiến quá trình điều trị về sau trở nên khó khăn hơn.

  • Ảnh hưởng khả năng ăn nhai: Khi không hàn răng sâu vào đúng thời điểm, tình trạng sâu răng sẽ gây ra các cơn đau buốt kéo dài, đồng thời tạo nên các lỗ hổng khiến cặn thức ăn bị giắt lại. Theo thời gian, cấu trúc của răng sẽ bị ảnh hưởng, chân răng không còn đáp ứng được yêu cầu trong quá trình ăn nhai.
Không hàn trám răng sâu sẽ khiến cho quá trình ăn nhai bị ảnh hưởng do chân răng không còn đảm bảo chắc chắn, vì vậy cần hàn răng sâu khi cần thiết
Không hàn trám răng sâu sẽ khiến cho quá trình ăn nhai bị ảnh hưởng do chân răng không còn đảm bảo chắc chắn, vì vậy cần hàn răng sâu khi cần thiết
  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm: Các lỗ sâu răng hình thành nhưng không được hàn trám lại sẽ tạo điều kiện cho thức ăn tồn đọng, tăng nguy cơ viêm nhiễm và ê buốt răng. Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tình trạng răng bị đau và chảy máu, viêm lợi kẽ răng. Lỗ sâu răng không được lấp lại khiến cho ngà răng bị lộ, từ đó tủy răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, gây nhiễm trùng, hoại tử và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Làm tăng nguy cơ mất răng: Tình trạng sâu răng còn có thể gây vỡ chân răng, không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Răng sâu thường chuyển sang màu đen và xuất hiện những lỗ hổng trên bề mặt, làm ảnh hưởng đáng kể đến sự tự tin của bạn trong giao tiếp.
  • Nguy cơ sâu răng lan rộng: Không hàn răng sâu, điều này có nghĩa không xử lý tình trạng răng bị viêm nhiễm. Theo đó, vấn đề sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng theo thời gian, thậm chí ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận.
Cần hàn trám răng sâu để không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận, đảm bảo tốt thẩm mỹ nụ cười
Cần hàn trám răng sâu để không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận, đảm bảo tốt thẩm mỹ nụ cười

Khi nào nên hàn răng sâu?

Cần hàn răng sâu ngay từ khi phát hiện ra tình trạng sâu răng. Để nhận biết về vấn đề này, bạn có thể dựa vào 2 dấu hiệu chủ yếu: Các lỗ nhỏ xuất hiện trên bề mặt và màu sắc của răng chuyển sang đen.

Tuy nhiên, có 1 số trường hợp bị sâu răng như không xuất hiện bất cứ biểu hiện cụ thể nào. Riêng trong trường hợp này, bác sĩ cần tiến hành chụp X-quang để xác định chính xác vấn đề và mức độ tổn thương hiện tại của răng. Cần tiến hành càng sớm càng tốt, ngay từ thời điểm xác định được lỗ hổng xuất hiện do răng sâu.

Các trường hợp không nên hàn răng sâu

Hàn răng sâu là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị sâu răng cao, đơn giản, dễ thực hiện dành cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, có 1 số trường hợp nhất định không nên hàn trám răng sâu, thay vào đó cần áp dụng những biện pháp điều trị khác.

Hàn răng trên răng sứ

Đối với răng sứ bị sứt mẻ, không thể thực hiện hàn trám răng để khắc phục. Vì những vật liệu được sử dụng trong kỹ thuật hàn răng sâu sẽ không thể tương thích với chất sứ của răng nhân tạo. Trong trường hợp cố gắng để liên kết 2 chất liệu này, kết quả phục hình cũng không thể duy trì do dễ bị rơi rớt.

Răng sứ bị sứt mẻ sẽ không thể áp dụng phương pháp hàn trám để cải thiện, vì chất sứ không tương tích với vật liệu trám răng
Răng sứ bị sứt mẻ sẽ không thể áp dụng phương pháp hàn trám để cải thiện, vì chất sứ không tương tích với vật liệu trám răng

Trường hợp bị nứt, vỡ hoặc sâu răng quá nặng

Bạn sẽ không thể hàn răng sâu trong trường hợp sâu răng quá nghiêm trọng, hoặc răng bị nứt vỡ nặng. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý thích hợp hơn.

Có khá nhiều trường hợp sâu răng nghiêm trọng cần được điều trị tủy, nhổ răng và phục hình răng để đảm bảo khả năng ăn nhai và không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận.

Hàn răng cửa

Kỹ thuật hàn trám răng không thích hợp để áp dụng điều trị răng sâu cho răng cửa. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp dán sứ Veneer hoặc bọc răng sứ, đây là 2 phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất dành cho răng cửa, giúp ổn định sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng lâu dài.

Hàn răng sâu mang lại những lợi ích nào?

Hàn răng sâu tại những thời điểm và trường hợp thích hợp sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích:

  • Răng thật được phục hồi sức khỏe và bảo tồn tối đa bằng kỹ thuật đơn giản.
  • Hàn trám răng không gây đau và thời gian phục hồi rất nhanh chóng.
  • Hỗ trợ cải thiện khả năng ăn nhai hiệu quả, đảm bảo tốt thẩm mỹ hàm răng.
  • Có độ bền chắc cao khi được thực hiện đúng kỹ thuật.
  • Có thể sử dụng trọn đời nếu được chăm sóc tốt, đồng thời sử dụng vật liệu trám có chất lượng cao.
  • So với các phương pháp điều trị sâu răng khác, hàn trám răng có chi phí rẻ hơn.
Hàn răng sâu mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích, điển hình là có chi phí thực hiện rẻ hơn so với các phương pháp khác
Hàn răng sâu mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích, điển hình là có chi phí thực hiện rẻ hơn so với các phương pháp khác

Các vật liệu hàn răng sâu

Hiện nay, kỹ thuật hàn răng sâu được thực hiện với rất nhiều loại vật liệu khác nhau, nhằm đáp ứng khả năng tài chính và nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Theo đó, bạn cần đề cập đến 5 loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong kỹ thuật này: Composite, Amalgam, GIC, vàng – kim loại quý và sứ.

Vật liệu Composite

Composite là vật liệu hàn răng sâu được ứng dụng phổ biến nhất trên thị trường với rất nhiều những ưu điểm nổi trội khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Được đánh giá cao về tính thẩm mỹ vì màu sắc tương đồng với màu răng tự nhiên.
  • Bảng màu đa dạng phù hợp với đại đa số người sử dụng.
  • Có độ cứng cao và khả năng chịu lực tốt.
  • Không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật.
  • Chi phí hợp lý, phù hợp với mọi phân khúc khách hàng.

Tuy nhiên, loại vật liệu này cũng có những mặt hạn chế nhất định:

  • Màu sắc của miếng trám răng có thể thay đổi sau khi sử dụng vài năm.
  • Cần hạn chế sử dụng lực ăn nhai quá mạnh để tránh làm sứt mẻ, bong tróc miếng trám.
Composite là vật liệu được sử dụng để hàn trám răng sâu phổ biến trên thị trường
Composite là vật liệu được sử dụng để hàn trám răng sâu phổ biến trên thị trường

Vật liệu Amalgam

Tương tự với Composite, Amalgam cũng là 1 trong những vật liệu được ứng dụng nhiều trong phương pháp hàn răng sâu. Là 1 dạng hợp kim bao gồm: Đồng, thiếc, thủy ngân, bạc,… Amalgam đã xuất hiện trong ngành nha khoa nhiều năm và còn có tên gọi khác là trám bạc.

Loại vật liệu này được chỉ định áp dụng cho những chiếc răng có vị trí trong cùng như răng cối và răng kế cối với những ưu điểm như sau:

  • Tuổi thọ sử dụng kéo dài từ 10-15 năm.
  • Có khả năng đáp ứng lực ăn nhai mạnh.
  • Chi phí thấp hơn so với các vật liệu khác.

Chất liệu này cũng có nhược điểm cần được đề cập:

  • Không được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ vì màu sắc không tương tự với màu răng thật.
  • Mang lại nguy cơ phá hủy cấu trúc men răng nhiều hơn vì cần khoan 1 lỗ đủ lớn để cố định miếng trám răng.
  • Không thể áp dụng dành cho những trường hợp bị dị ứng với thủy ngân.
Amalgam là 1 dạng hợp kim bao gồm: Đồng, thiếc, thủy ngân, bạc,... còn có tên gọi khác là trám bạc
Amalgam là 1 dạng hợp kim bao gồm: Đồng, thiếc, thủy ngân, bạc,… còn có tên gọi khác là trám bạc

Hàn răng sâu với vật liệu GIC

Có thời gian ra đời sau vật liệu Amalgam, GIC là vật liệu được ứng dụng trong kỹ thuật hàn răng sâu vào những năm gần đây, chủ yếu dùng để trám bít những lỗ xoang có kích thước lớn, loại vật liệu này thường có màu trắng bột.

Những ưu điểm của vật liệu GIC bao gồm:

  • Được đánh giá cao hơn về tính thẩm mỹ so với Amalgam.
  • Thành phần Fluor có trong hỗn hợp có khả năng ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
  • Màu sắc tương đồng với răng thật.
  • Chi phí thấp, thích hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

Tương tự với những loại vật liệu khác được sử dụng khi hàn răng sâu, GIC cũng có những mặt hạn chế cần được nhìn nhận:

  • Có độ bền không cao.
  • Không nhận được phản hồi tốt về độ bền và khả năng chịu lực khi sử dụng.
Vật liệu GIC chủ yếu có màu trắng bột, được sử dụng để trám bít những lỗ răng sâu có kích thước lớn
Vật liệu GIC chủ yếu có màu trắng bột, được sử dụng để trám bít những lỗ răng sâu có kích thước lớn

Hàn răng bằng vàng và kim loại quý

Sử dụng vàng và những kim loại quý để làm vật liệu hàn răng sâu được nhận xét là cách thức “xa xỉ” nhất. Theo đó, ngành nha khoa có thể sử dụng vàng hoặc đồng, bạc để hỗ trợ tăng cường sự cứng chắc có miếng trám răng. Loại vật liệu này thường được chỉ định phục hình thẩm mỹ ở vị trí răng hàm vì có màu sắc nổi bật.

Một số ưu điểm của loại vật liệu này được điểm qua như sau:

  • Thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 10-15 năm, vì vậy được đánh giá cao về độ bền.
  • Vàng và những kim loại quý là vật liệu có tính chất không bị ăn mòn.
  • Có khả năng chịu lực tốt, hỗ trợ hoạt động ăn nhai diễn ra bình thường.
  • Ánh vàng từ kim loại được đánh giá mang lại cảm giác dễ chịu hơn so với vật liệu trám bạc.

Và nhược điểm của loại vật liệu này là:

  • Không có màu sắc tương đồng với màu răng tự nhiên.
  • Chi phí cần đầu tư khá cao so với những loại vật liệu khác. Cần thăm khám nha khoa nhiều lần để hoàn tất quy trình hàn răng.
  • Có thể xảy ra tình trạng bị sốc mạ trong quá trình sử dụng.
Hàn răng sâu bằng vàng hoặc các loại kim loại quý được nhận xét là cách thức “xa xỉ”, chủ yếu được áp dụng cho răng hàm vì có màu sắc nổi bật
Hàn răng sâu bằng vàng hoặc các loại kim loại quý được nhận xét là cách thức “xa xỉ”, chủ yếu được áp dụng cho răng hàm vì có màu sắc nổi bật

Hàn răng sâu bằng sứ Inlay/Onlay

Inlay/Onlay là 1 trong những phương pháp phục hình răng được công nhận về tính hiệu quả và thẩm mỹ, do đó được ứng dụng ngày càng rộng rãi trên thị trường nha khoa. Vật liệu sứ nha khoa có tạo hình tương tự như răng thật, thích hợp được sử dụng để phục hình răng bị sứt mẻ lớn, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Loại chất liệu này được sử dụng chủ yếu cho vị trí răng hàm.

ưu điểm nổi bật như sau:

  • Kết quả điều trị có giá trị thẩm mỹ cao, vì chất sứ có màu sắc tương tự như màu răng thật.
  • Có tính bền chắc và khả năng chịu lực tốt.
  • Không bị đổi màu theo thời gian nếu được chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng.

Một số những điểm cụ thể của loại vật liệu này bao gồm:

  • Chi phí thực hiện cao hơn so với các vật liệu khác.
  • Đòi hỏi quy trình được trực tiếp thực hiện bởi những bác sĩ giỏi tay nghề, có nhiều năm kinh nghiệm.
  • Để hoàn tất quy trình, bạn cần đến nha khoa với ít nhất 2 lần hẹn.
Inlay/Onlay được các chuyên gia đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn khi điều trị răng sâu
Inlay/Onlay được các chuyên gia đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn khi điều trị răng sâu

Quy trình hàn răng sâu

Tuy không phải là kỹ thuật phức tạp, nhưng hàn răng sâu cần được thực hiện bởi những bác sĩ giỏi tay nghề và theo quy trình chuẩn y khoa để đảm bảo 3 tiêu chí: Hiệu quả – An toàn – Nhanh chóng.

Bước 1 – Thăm khám

Trước khi chính thức bắt đầu bất kì thủ thuật nha khoa nào, thăm khám luôn là bước đầu tiên cần được thực hiện. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng của bạn 1 cách toàn diện, trong 1 số trường hợp còn chỉ định chụp X-quang để xác định tổn thương ở răng 1 cách chính xác nhất.

Bên cạnh đó, bước thực hiện này còn giúp kiểm tra lỗ sâu răng. Với kết quả có được, bác sĩ sẽ căn cứ và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp dành riêng cho từng khách hàng.

  • Với những lỗ sâu răng có kích thước <1,5mm, quy trình sẽ được sử dụng vật liệu sinh học.
  • Lỗ răng sâu có kích thước >1,5mm cần sử dụng chất sứ trong quy trình hàn trám.
  • Trong trường hợp răng sâu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy để loại bỏ triệt để các nguy cơ có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên phức tạp hơn.
Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang răng trong 1 số trường hợp cần thiết để xác định mức độ răng tổn thương
Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang răng trong 1 số trường hợp cần thiết để xác định mức độ răng tổn thương

Bước 2 – Làm sạch răng sâu và tạo hình xoang trám

Để làm sạch răng sâu, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ hết các mô răng bị viêm nhiễm, không còn chức năng nâng đỡ cho răng. Bước thực hiện này nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát và làm ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận.

Đối với những lỗ sâu răng có kích thước nhỏ và nông, quy trình hàn răng sâu sẽ không khiến bạn cảm thấy quá khó chịu. Tuy nhiên, với những tổn thương nghiêm trọng hơn làm ảnh hưởng đến ngà răng và tủy, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc gây tê để giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Sau khi đã loại bỏ hoàn toàn các tổ chức sâu răng, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến trình tạo hình xoang trám. Bước thực hiện này cần đảm bảo đúng quy trình để đáp ứng tốt được khả năng ăn nhai của bạn sau khi hoàn tất. Theo đó, xoang trám cần đáp ứng được 1 số yêu cầu theo khía cạnh chuyên môn của các bác sĩ nha khoa.

Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch răng sâu, sau đó tạo hình xoang trám để đảm bảo thẩm mỹ hàm răng
Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch răng sâu, sau đó tạo hình xoang trám để đảm bảo thẩm mỹ hàm răng

Bước 3 – Đưa chất hàn vào

Quy trình cụ thể ở bước thực hiện này sẽ khác nhau tùy thuộc vào kỹ thuật hàn răng sâu và vật liệu được sử dụng. Theo đó, Composite và GIC là 2 loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất, tuy nhiên sẽ được bác sĩ căn cứ vào từng vị trí răng sâu và tình trạng bệnh.

Bước 4 – Chỉnh và làm đẹp miếng hàn răng

Sau khi quy trình hàn răng sâu đã hoàn tất, bác sĩ sẽ kiểm tra tỉ mỉ khớp cắn 1 lần nữa để đảm bảo hiệu quả điều trị và phục hình. Những vị trí không đạt yêu cầu sẽ nhanh chóng được xử lý.

Bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan để điều chỉnh và đánh bóng bề mặt vừa được hàn trám để nâng cao giá trị thẩm mỹ hàm răng. Thao tác này còn giúp cho khớp cắn ổn định hơn, có thể đáp ứng nhu cầu ăn nhai thoải mái, không phải lo lắng về tình trạng thức ăn bị giắt lại trong kẽ hở.

Tuy nhiên, trong những trường hợp sâu răng nghiêm trọng, sẽ không thể khắc phục hoàn toàn các tổn thương ở mô răng. Riêng đối với trường hợp này, miếng trám sau khi hoàn tất sẽ rất khó để có thể ổn định lâu dài.

Sau khi quy trình hàn răng sâu hoàn tất, bác sĩ sẽ giúp bạn đánh bóng răng để nâng cao thẩm mỹ nụ cười
Sau khi quy trình hàn răng sâu hoàn tất, bác sĩ sẽ giúp bạn đánh bóng răng để nâng cao thẩm mỹ nụ cười

Những yếu tố tác động đến quá trình hàn răng sâu

Không chỉ riêng về quy trình thực hiện, sự thành công của kỹ thuật hàn răng sâu còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như: Cơ địa và mức độ răng hư tổn ở mỗi người, kích thước lỗ sâu răng và tay nghề thực hiện của bác sĩ.

  • Cơ địa và tình trạng răng: Ở mỗi người khác nhau sẽ có cơ địa khác nhau. Theo đó, các bác sĩ nha khoa cho biết có 2 loại răng chủ yếu: Răng nhạy cảm và răng bình thường. Đối với những trường hợp có răng nhạy cảm, cảm giác đau nhức và ê buốt khi thực hiện sẽ nhiều hơn.
  • Kích thước lỗ sâu răng: Lỗ sâu răng có kích thước càng lớn, càng ăn sâu vào bên trong men răng thì kỹ thuật điều trị càng phức tạp và càng cần nhiều thời gian để thực hiện.
  • Tay nghề thực hiện của bác sĩ: Trong quy trình hàn răng sâu, tay nghề thực hiện của bác sĩ không chỉ quyết định đến sự thành công của kết quả, mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe răng miệng của khách hàng. Các thao tác của bác sĩ cần đúng kỹ thuật tuyệt đối và tốt hơn khi được kết hợp cùng công nghệ hiện đại.
Quá trình hàn trám răng sâu bị tác động rất nhiều bởi tay nghề của bác sĩ nha khoa thực hiện
Quá trình hàn trám răng sâu bị tác động rất nhiều bởi tay nghề của bác sĩ nha khoa thực hiện

Hàn răng sâu có đau không? Bao lâu thì lành?

Có khá nhiều người băn khoăn về kỹ thuật hàn răng sâu gây đau khiến cho quá trình điều trị sâu răng bị trì hoãn. Tuy nhiên, các bác sĩ nha khoa xác định răng kỹ thuật hàn trám răng sâu sẽ không đau với tác dụng của thuốc tê.

Mỗi ca điều trị răng sâu bằng phương pháp hàn trám thường được thực hiện trong khoảng từ 20 phút đến 1 giờ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Thông thường, chỉ cần khoảng từ 1-2 ngày để răng trở về trạng thái ổn định với những trường hợp có cơ địa nhạy cảm, và thời gian lành thương sẽ được rút ngắn hơn ở những trường hợp còn lại.

Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng sẽ xuất hiện những tác dụng phụ nhất định, chẳng hạn như răng bị ê buốt và tăng độ nhạy cảm. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1-2 ngày, chỉ cần bạn tuân thủ theo các lưu ý của bác sĩ và không cần lo lắng quá nhiều.

Cảm giác đau nhức xuất hiện sau khi thuốc tê hết tác dụng là biểu hiện thông thường, bạn chỉ cần tuân thủ cách giảm đau bởi nha sĩ khuyến nghị
Cảm giác đau nhức xuất hiện sau khi thuốc tê hết tác dụng là biểu hiện thông thường, bạn chỉ cần tuân thủ cách giảm đau bởi nha sĩ khuyến nghị

Hàn răng sâu có bền không?

Trong các kỹ thuật nha khoa điều trị răng sâu, hàn trám răng là kỹ thuật được các nha sĩ đánh giá cao về độ bền và hiệu quả. Tuy nhiên, để xác định được hàn răng sâu có bền không cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể là:

Chất liệu hàn răng sâu được sử dụng

Như những thông tin đã đề cập trước đó, kỹ thuật hàn trám răng sâu có thể sử dụng rất nhiều các loại vật liệu khác nhau. Theo đó, Amalgam có độ bền được đánh giá tốt nhất với độ cứng cao, khả năng chịu mài mòn ấn tượng và không bị biến dạng trong quá trình ăn nhai.

Kỹ thuật hàn răng sâu

Đối với phương pháp hàn trám răng sâu, có 2 kỹ thuật chính được áp dụng và mang đến 2 mức độ bền khác nhau trong kết quả cuối cùng.

  • Hàn răng sâu trực tiếp có độ bền duy trì trong khoảng từ 2-3 năm với các chất liệu hàn trám được cố định và tạo hình trực tiếp trên bề mặt răng.
  • Hàn trám răng sâu gián tiếp có thể duy trì hiệu quả đến 15-20 năm vì được thực hiện bởi công nghệ Laser hiện đại, hạn chế hiệu quả các vấn đề bong tróc và sứt mẻ miếng trám.
So với kỹ thuật hàn trám răng sâu trực tiếp, hàn trám răng sâu gián tiếp mang đến kết quả phục hình lâu dài hơn
So với kỹ thuật hàn trám răng sâu trực tiếp, hàn trám răng sâu gián tiếp mang đến kết quả phục hình lâu dài hơn

Cách chăm sóc và bảo vệ răng

Quá trình chăm sóc và bảo vệ răng cũng là 1 trong những yếu tố quyết định đến vấn đề hàn răng sâu có bền hay không. Chăm sóc răng đúng cách có tác dụng kéo dài tuổi thọ sử dụng của miếng trám, và ngược lại. Do đó, bạn cần tìm hiểu về cách thức chải răng đúng chuẩn và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

Địa chỉ hàn răng sâu được lựa chọn

Tay nghề thực hiện của bác sĩ, trang thiết bị và máy móc hiện đại, chất lượng của vật liệu hàn trám,… là những yếu tố cơ bản quyết định độ bền của kết quả hàn răng sâu. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu và đến với những khoa uy tín để đảm bảo được các yếu tố vừa đề cập.

Hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền?

Chi phí hàn trám răng bị sâu hiện nay trên thị trường nha khoa thường dao động trong khoảng 300.000 đồng – 1.000.000 đồng/răng, mức giá này sẽ có thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau.

Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sử dụng dịch vụ với mức giá hợp lý, bạn cần lựa chọn các phòng khám hoặc bệnh viện uy tín.

Kỹ thuật hàn răng sâu trên thị trường hiện nay có mức giá dao động trong khoảng 300.000 đồng - 1.000.000 đồng/răng
Kỹ thuật hàn răng sâu trên thị trường hiện nay có mức giá dao động trong khoảng 300.000 đồng – 1.000.000 đồng/răng

Những yếu tố tác động đến chi phí hàn răng sâu

Chi phí hàn răng sâu có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Theo đó, nha khoa Shark chủ yếu đề cập đến 4 yếu tố chủ yếu: Số lượng răng cần hàn, tình trạng răng sâu, chất liệu được sử dụng và kỹ thuật thực hiện.

Số lượng răng cần hàn

Khi số lượng răng cần được hàn trám thay đổi, chi phí hàn răng sâu cũng sẽ thay đổi. Như vậy, để chữa trị nhiều răng sâu cùng lúc, bạn cần đầu tư nhiều chi phí hơn.

Tình trạng sâu răng

Sau khi thăm khám và xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng sâu răng, bạn sẽ được thông tin cụ thể về chi phí thực hiện. Những trường hợp răng sâu nặng sẽ cần đầu tư nhiều chi phí hơn so với các trường hợp thông thường.

Chất liệu được sử dụng

Là 2 loại vật liệu được ưa chuộng nhất trong kỹ thuật hàn răng sâu, Amalgam và Composite trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng nhờ vào độ bền chắc ưu việt và tính an toàn. Do đó, 2 loại chất liệu này có chi phí tương đối cao hơn so với các chất liệu còn lại.

Kỹ thuật hàn trám được áp dụng

Hiện tại, có 2 kỹ thuật được áp dụng. Theo đó, kỹ thuật ứng dụng công nghệ Laser hiện đại sẽ có chi phí cao hơn so với kỹ thuật hàn trám thông thường. Để lựa chọn được kỹ thuật trám răng thích hợp nhất với mình, bạn cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nha khoa.

Hàn trám răng sâu với các kỹ thuật khác nhau sẽ có chi phí điều trị khác nhau
Hàn trám răng sâu với các kỹ thuật khác nhau sẽ có chi phí điều trị khác nhau

Hàn răng xong có bị sâu lại không?

Hàn trám răng là 1 sự lựa chọn tốt để điều trị răng sâu, tuy nhiên, tình trạng sâu răng vẫn có thể quay trở lại sau vài năm. Đây là vấn đề xảy ra khá phổ biến, và thường được gọi là sâu răng tái phát.

Nguyên nhân điển hình nhất của tình trạng này chính là không xử lý triệt để ô viêm nhiễm, từ đó không ngăn chặn được sự lây lan của hại khuẩn. Ngoài ra, vấn đề này còn có thể bắt nguồn bởi nguyên nhân không đặt miếng trám đúng cách khiến cho lỗ sâu răng không được lấp hoàn toàn.

Trong 1 số trường hợp khác, sâu răng còn có thể tái phát do thói quen dùng lực mạnh khi ăn nhai hoặc nghiến răng ở 1 số người. Để ngăn chặn được tình trạng này, bạn cần kiểm soát tốt các nguyên nhân vừa đề cập, đồng thời kết hợp với chế độ chăm sóc răng miệng tốt.

Để ngăn chặn tình trạng tái sâu răng , bạn cần chăm sóc răng đúng cách và hợp khoa học
Để ngăn chặn tình trạng tái sâu răng sau khi hàn trám, bạn cần chăm sóc răng đúng cách và hợp khoa học

Có nên hàn răng sâu cho trẻ em không?

Không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai, răng sữa còn là nền tảng để phát triển răng vĩnh viễn. Vì vậy, đối với các trường hợp sứt mẻ và gãy vỡ răng sữa ở trẻ em, cần nên hàn trám để không làm ảnh hưởng sức khỏe chung của trẻ.

Hàn răng sâu cho trẻ em là kỹ thuật có khả năng giúp trẻ khôi phục cấu trúc răng, mang lại nhiều lợi ích về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Sau khi hàn trám răng sâu, trẻ sẽ không còn phải chịu đựng các cơn đau nhức và khôi phục khả năng ăn nhai, ngăn chặn hiệu quả sự tấn công của vi khuẩn, giúp trẻ bảo tồn răng sữa cho đến thời điểm thay răng.

Nếu không điều trị sâu răng có trẻ kịp thời sẽ có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm tủy. Trong trường hợp này, trẻ không chỉ đau răng ở thời điểm hiện tại, mà còn bị ảnh hưởng khả năng ăn nhai và quá trình thay răng trong tương lai.

Cần hàn răng sâu cho trẻ trong những trường hợp cần thiết để giúp trẻ bảo vệ sức khỏe răng miệng
Cần hàn răng sâu cho trẻ trong những trường hợp cần thiết để giúp trẻ bảo vệ sức khỏe răng miệng

Những lưu ý cần biết sau khi hàn răng sâu

Sau khi hoàn tất quy trình hàn trám răng sâu, bạn cần lưu ý nhiều vấn đề để tránh làm bong tróc vết hàn trám cũng như đảm bảo được sức khỏe răng miệng.

  • Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, cảm giác sưng đau và ê buốt xuất hiện là biểu hiện bình thường, sẽ biến mất sau khoảng 1-2 ngày, vì vậy bạn không cần quá lo lắng.
  • Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sau khi hàn răng sâu trong những ngày đầu sau khi hoàn tất.
  • Không nên dùng lực ăn nhai ngay sau khi hàn trám răng, bạn cần chờ khoảng ít nhất 4 giờ sau đó để ăn uống trở lại.
  • Không nên sử dụng tăm hoặc vật cứng để chạm vào vị trí vừa trám răng sâu, vì việc làm này có thể khiến cho miếng trám bị bong tróc.
  • Sử dụng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng kỹ lưỡng, loại bỏ thức ăn dư thừa bị giắt lại.
  • Nên thăm khám nha khoa đúng định kỳ, tối thiểu 6 tháng 1 lần.
Sau khi trám răng sâu, bạn cần tuân thủ theo lịch khám răng định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần
Sau khi hàn trám răng sâu, bạn cần tuân thủ theo lịch khám răng định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần

Nha khoa Shark – Địa chỉ hàn răng sâu uy tín, chất lượng

Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ hàn trám răng sâu chuyên nghiệp, hãy đến ngay với nha khoa Shark – Hệ thống phòng khám nha khoa chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam.

Trực tiếp thăm khám và điều trị tại nha khoa Shark là đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao, đã từng thực hiện thành công nhiều ca hàn răng sâu từ đơn giản cho đến phức tạp, đối với các khách hàng ở mọi độ tuổi.

Quy trình thăm khám lâm sàng được thực hiện trong phòng khám đạt tiêu chuẩn vô trùng, giúp ngăn chặn tình trạng lây nhiễm chéo giữa các khách hàng. Đồng thời hạn chế tối đa viêm nhiễm trước và sau khi hoàn tất quy trình điều trị.

Ngoài ra, nhằm mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất dành cho khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ, nha khoa Shark còn đặc biệt trang bị nội thất cao cấp được nhập khẩu trực tiếp tại Châu Âu. Bên cạnh đó, quý khách hàng còn có cơ hội trải nghiệm các dịch vụ tiện ích khác trong suốt quy trình thăm khám và điều trị.

Nha khoa Sharkdental luôn chỉn chu trong từng dịch vụ, không chỉ riêng về hàn răng sâu, để mang đến cho khách hàng 1 nụ cười khỏe mạnh và tự tin hoàn thiện. Với những thông tin chi tiết vừa rồi, nha khoa Shark đã cung cấp đến bạn những vấn đề cơ bản nhất của kỹ thuật hàn trám răng sâu, để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc hiện có, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi ngay trong hôm nay. Với sứ mệnh “Phụng sự từ Tâm”, Shark Dental Clinic luôn sẵn sàng đồng hành cùng nụ cười của bạn.

TIN TỨC MỚI