Làm cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng phổ biến, ứng dụng công nghệ hiện đại và được nhiều người yêu thích, lựa chọn hiện nay. Bên cạnh đó, một số khách hàng vẫn băn khoăn, lo ngại không biết làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không? Câu trả lời cho thắc mắc này sẽ được chuyên gia Shark Dental bật mí trong nội dung bài viết sau đây.
Làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không?
Làm cầu răng sứ không phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng mà nhiều người đang gặp hiện nay. Một số người bị hôi miệng, hơi thở nặng mùi, ngại ngùng trong giao tiếp hàng ngày thường do làm cầu răng sai kỹ thuật hoặc vệ sinh răng miệng không đảm bảo,….
Làm cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng hiện đại, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao để khắc phục tình trạng mất răng, răng gãy rụng. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ đi một phần răng thật của hai chiếc răng bên cạnh.
Bác sĩ dùng hai chiếc răng đã mài này để làm cầu nối và bắc răng sứ qua, giúp khôi phục tính thẩm mỹ, đảm bảo chức năng ăn nhai, sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày cho khách hàng.
Nếu làm cầu răng sứ tại các địa chỉ nha khoa uy tín, có đầy đủ máy móc hỗ trợ, bác sĩ giỏi chuyên môn, tay nghề lâu năm thì bạn không cần lo lắng về tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên, sau khi phục hình răng, bạn nên tuân thủ hướng dẫn về chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày, ăn uống khoa học để luôn có hàm răng chắc khỏe nhé!
Vì sao làm cầu răng sứ bị hôi miệng?
Hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ khiến nhiều người cảm thấy ngại ngùng, lo lắng, thiếu tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hôi miệng điển hình mà bạn có thể tham khảo để sớm tìm được cách phòng ngừa, cải thiện hiệu quả:
- Không phải bác sĩ nào cũng có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm lâu năm. Do đó, nếu bạn làm cầu răng sứ bởi bác sĩ tay nghề non thì sẽ dễ sai sót kỹ thuật. Lúc này, giữa mão sứ và nướu lợi có thể xuất hiện kẽ hở khiến các mẩu thức ăn bám dính vào và gây hôi miệng khó chịu.
- Tại một số nha khoa kém uy tín sử dụng mão sứ không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng thì trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, mão sứ có thể bị nứt ra. Đây là điều kiện thuận lợi để các chủng vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra tình trạng hôi miệng.
- Nhiều khách hàng bị hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ có thể do nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý nền. Các bác sĩ cho biết các bệnh lý gây hôi miệng thường gặp là trào ngược dạ dày, rối loạn hô hấp, nhiễm trùng mũi họng, bệnh về gan thận,….
- Sau khi làm cầu răng sứ tại nha khoa, nhiều người không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Chính thói quen lười đánh răng, không súc miệng, hút thuốc lá, ăn thực phẩm nặng mùi,…. là nguyên nhân gây hôi miệng sau khi phục hình răng.
Nếu bạn bị hôi miệng không phải do các nguyên nhân trên thì hãy đến các địa chỉ nha khoa uy tín. Tại đây, bằng kinh nghiệm chuyên môn cùng với sự hỗ trợ tích cực của máy móc hiện đại, bác sĩ sẽ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và giúp bạn khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả, an toàn.
Cách cải thiện tình trạng hôi miệng sau khi làm cầu răng
Một số biện pháp được áp dụng để xử lý tình trạng hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ tại nha khoa mà bạn có thể tham khảo là:
- Nếu nguyên nhân hôi miệng là do kỹ thuật làm cầu răng sứ sai sót, bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định mức độ hở giữa mão sứ và cùi răng. Nếu tình trạng sai lệch nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc tháo bỏ mão sứ ra ngoài và tiến hành phục hình răng lại từ đầu, đảm bảo đúng kỹ thuật theo quy định.
- Việc bạn sử dụng mão sứ kém chất lượng cũng sẽ gây hôi miệng khó chịu. Vì vậy, bạn nên kiểm tra chất lượng mão sứ và tham khảo ý kiến bác sĩ để thay thế nếu như vật liệu nha khoa đang sử dụng không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
- Còn nếu nguyên nhân gây hôi miệng bạn đang gặp xuất phát từ các bệnh lý nền thì cần phải điều trị triệt để các bệnh này mới có thể khắc phục triệu chứng khó chịu trong miệng. Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, chữa trị bệnh hiệu quả, an toàn.
- Trong một số trường hợp, hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ có thể do vi khuẩn, thức ăn mắc kẹt trong khoang miệng. Lúc này, bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lấy cao răng nếu cần để giúp hơi thở thơm tho, dễ chịu hơn.
Hôi miệng không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, hiệu suất công việc hàng ngày. Ngoài các cách cải thiện trên thì bạn cần phải tự thiết lập thói quen vệ sinh răng miệng, sinh hoạt khoa học và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc răng hiệu quả sau:
- Hãy duy trì thói quen đánh răng 2 – 3 lần/ ngày bằng loại bàn chải mềm, chuyên dụng và sử dụng kem đánh răng chứa thành phần Fluor. Hoạt chất này giúp tái khoáng men răng, giúp răng chắc khỏe, đồng thời ngăn ngừa các bệnh răng miệng hiệu quả.
- Đặc biệt, bạn nên thay thế bàn chải đánh răng sau 3 tháng sử dụng liên tục. Bàn chải dùng lâu ngày là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, tác nhân gây bệnh tồn tại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
- Bạn nên thay thế tăm tre xỉa răng bằng chỉ nha khoa chuyên dụng. Chỉ nha khoa được thiết kế sợi mảnh, hoàn toàn vô khuẩn, giúp làm sạch các vụn thức ăn mắc kẹt lại giữa kẽ răng một cách hiệu quả.
- Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên dùng thêm nước súc miệng để tăng cường hiệu quả làm sạch răng miệng. Nếu không dùng nước súc miệng, bạn có thể thay thế bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn khoang miệng.
Ngoài các biện pháp trên, bạn chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin. Đừng quên kiêng các thực phẩm nặng mùi như tỏi, mắm tôm, nước mắm,…. để giữ cho hơi thở thơm tho, tự tin khi đối diện với mọi người xung quanh.
Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng hôi miệng một cách hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và thăm khám răng miệng định kỳ. Thăm khám nha khoa giúp bạn sớm phát hiện được các vấn đề bất thường trong khoang miệng, từ đó tìm ra hướng xử lý hiệu quả, an toàn.
Hy vọng, qua thông tin hữu ích được chúng tôi chia sẻ trong nội dung bài viết trên, bạn đã biết: “Làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không?” và cách để phòng ngừa, cải thiện tình trạng này hiệu quả. Chúc bạn luôn có hàm răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho, tự tin nhé!