Nước súc miệng là sản phẩm hỗ trợ làm sạch răng miệng được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, có những lúc chẳng may bạn nuốt phải nước súc miệng trong khi sử dụng. Vậy chẳng may lỡ nuốt nước súc miệng có sao không? Xử lý thế nào? Sau đây là các thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Lỡ nuốt nước súc miệng có sao không?
Nếu nuốt phải lượng nhỏ nước súc miệng thì bạn sẽ không sao. Vì nước súc miệng có tính sát trùng và khả năng làm sạch vi khuẩn rất nhẹ. Nhưng nếu lỡ nuốt nước súc miệng với lượng lớn, sẽ gây đau bụng, chóng mặt, đau dạ dày và thậm chí là co giật.
Tuy nhiên, để trả lời chính xác cho câu lỡ nuốt phải nước súc miệng có sao không, còn phụ thuộc vào loại nước súc miệng sử dụng.
Hầu hết các sản phẩm nước súc miệng đều chứa fluor, nếu nuốt phải có thể gây ra một vài triệu chứng tạm thời như buồn nôn, chóng mặt, dị ứng, nôn nao,… Những triệu chứng này chỉ là tạm thời và nhanh chóng biến mất, nên bạn không cần phải quá lo lắng.
Ngoài fluoride, nước súc miệng còn chứa các thành phần khác như Thymol, Ethanol, tinh dầu bạc hà,… nếu bạn vô tình nuốt phải có thể khiến bạn bị say.
Bên cạnh lượng nước nuốt phải và loại nước sử dụng, mức độ nguy hiểm khi nuốt phải nước súc miệng còn tùy thuộc vào đối tượng sử dụng. Nếu là người lớn, khi nuốt lượng vừa phải nước súc miệng thường sẽ không ảnh hưởng đáng kể nhưng với trẻ em thì cần phải đưa đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Lỡ nuốt nước súc miệng thì phải làm thế nào?
Nếu người lớn không may nuốt phải nước súc miệng thì không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nên chú ý quan sát cơ thể để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Đa số trường hợp người lớn nuốt nước súc miệng với lượng nhỏ sẽ không có triệu chứng nào xảy ra. Nhưng nếu bắt đầu cảm thấy cồn cào bụng, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc có triệu chứng như co giật, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Trong trường hợp trẻ em nuốt phải nước súc miệng, sẽ rất khó khăn khi xác định lượng nước con mình đã nuốt phải. Vì vậy, cha mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý. Không nên tự ý điều trị tại nhà và hạn chế cho trẻ ăn uống bất kỳ thứ gì.
Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc được chia thành nhiều bữa nhỏ để giúp trung hòa và pha loãng nước súc miệng trong cơ thể. Đồng thời, hãy liên tục theo dõi và hỏi han con cái để nắm bắt mọi dấu hiệu bất thường, thậm chí là nhỏ nhất.
Cảnh báo những thành phần có trong nước súc miệng
Những thông tin được chúng tôi cung cấp phía trên áp dụng chung cho hầu hết các loại nước súc miệng thông thường.
Tuy nhiên, nếu bạn hoặc con bạn đang sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để điều trị sâu răng hoặc các vấn đề liên quan đến răng miệng, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng những thành phần có trong nước súc miệng như:
- Fluor: Khi tiếp xúc với một lượng nhỏ fluor thường không gây ra vấn đề lớn. Tuy nhiên, nuốt phải một lượng lớn có thể tăng nguy cơ loãng xương, gây hại cho sức khỏe.
- Parabens: Là chất bảo quản giúp kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Nếu vô tình tiếp xúc với lượng lớn, parabens có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý và sinh sản.
- Aromas: Là hương liệu nhân tạo, nếu tiếp xúc với một lượng lớn, sẽ gây hại đến sức khỏe, thậm chí có nguy cơ gây ung thư.
- PEG: Là chất phụ gia, nếu cơ thể tiếp xúc với lượng lớn, có thể gây ra các vấn đề về thận.
- SLS: Đây là hoạt chất tạo bọt, có thể gây viêm loét dạ dày.
Những chất nêu trên được các chuyên gia kiểm chứng khả năng chăm sóc và bảo vệ khoang miệng, có thể tiêu diệt vi khuẩn, điều trị sâu răng và hôi miệng, mang lại hơi thở tự nhiên. Tuy nhiên, nếu nuốt phải chúng sẽ gây ra những tác động tiêu cực và ảnh hưởng sức khỏe trong thời gian dài.
Cách ngăn ngừa tình trạng nuốt nước súc miệng
Đối với người lớn, việc nuốt phải nước súc miệng thường không phổ biến và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe (khi nuốt phải lượng nhỏ nước súc miệng). Tuy nhiên, đối với trẻ em, tình trạng nuốt phải nước súc miệng rất dễ xảy ra. Do đó, bậc phụ huynh cần biết cách ngăn chặn tình trạng này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con cái.
- Để nước súc miệng tại nơi khó tiếp cận với trẻ, nên để trên kệ hoặc tủ cao có thêm khóa.
- Hướng dẫn và giải thích cho trẻ về công dụng của nước súc miệng cũng như những ảnh hưởng có thể xảy ra nếu nuốt phải.
- Có thể dán dòng chữ “Không uống nước súc miệng” trên thân chai nước súc miệng hoặc bồn rửa mặt để nhắc nhở trẻ.
- Luôn giám sát khi trẻ sử dụng nước súc miệng.
- Cho trẻ uống nước lọc ngay sau khi súc miệng.
- Lựa chọn dòng sản phẩm nước súc miệng an toàn và lành tính cho trẻ.
Trên đây, nha khoa Shark đã giải đáp cụ thể vấn đề lỡ nuốt nước súc miệng có sao không và biện pháp xử lý, phòng ngừa tình trạng này. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và ý thức trong việc sử dụng nước súc miệng hàng ngày.
>>> Các bài viết liên quan:
- Răng sứ nên dùng nước súc miệng nào? Top 5 loại bạn nên biết