Sáp nha khoa là sản phẩm giúp hạn chế tổn thương do các khí cụ chỉnh nha gây ra với mô mềm trong khoang miệng. Nhiều khách hàng trong quá trình sử dụng đã vô tình nuốt sáp vào bụng. Vậy lỡ nuốt sáp nha khoa có sao không và xử lý như nào? Mời bạn đọc tham khảo thông tin bài viết sau đây để có câu trả lời cụ thể.
Sáp nha khoa là gì?
Sáp nha khoa (còn được gọi là sáp chỉnh nha, sáp niềng răng hoặc Dental Wax) là sản phẩm chuyên dụng cho người niềng răng, giúp giảm đau và khó chịu khi đeo các khí cụ chỉnh nha.
Sáp nha khoa có thiết kế dạng que dài, dạng mềm, có màu trắng đục và được làm từ thành phần chất hữu cơ của các axit béo, chứa các thành phần tự nhiên hoặc tổng hợp. Trong đó, sáp tự nhiên làm từ Parafin, Carnauba, bơ ca cao hoặc sáp ong; sáp tổng hợp làm từ sáp tự nhiên và các chất hóa học khác.
Sáp nha khoa sử dụng trong quá trình niềng răng, đóng vai trò như một lớp rào chắn, ngăn chặn sự va chạm giữa mắc cài với môi, má trong khoang miệng. Ngoài ra, sáp còn khả năng làm giảm đau răng tạm thời do nứt chỗ trám răng, gây khó chịu khi ăn uống. Hoặc các trường hợp sứt mẻ răng có thể dùng sáp để hạn chế tổn thương các mô mềm.
Lỡ nuốt sáp nha khoa có sao không?
Trong quá trình sử dụng sáp nha khoa, nếu vô tình nuốt phải sẽ không sao. Bởi sáp nha khoa là sản phẩm y tế được làm chủ yếu từ các thành phần tự nhiên đảm bảo an toàn, lành tính và không gây độc hại cho cơ thể.
Hầu hết các sản phẩm sáp nha khoa trên thị trường hiện nay đều chứa khoảng từ 40-60% Parafin kết hợp thêm một số chất phụ gia như dầu, chất béo,… để làm mềm mịn và bóng sáp. Do đó, khi không may nuốt phải sáp nha khoa sẽ không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Cách xử lý khi lỡ nuốt phải sáp nha khoa
Khi lỡ nuốt phải sáp nha khoa, bạn không nên quá lo lắng vì sáp được thiết kế với khả năng tự phân hủy hoặc qua đường tiêu hóa. Bạn có thể ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây,… để kích thích tiêu hóa, đào thải chất dư thừa ra ngoài nhanh hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Cũng có một số trường hợp bị khó chịu sau khi nuốt sáp nha khoa. Nếu bị đau đầu hoặc gặp các triệu chứng khác, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Hướng dẫn cách dùng sáp nha khoa
Sử dụng sáp nha khoa rất đơn giản. Để đạt hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Vệ sinh răng miệng
Trước khi dùng sáp nha khoa, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng, nước muối sinh lý hoặc máy tăm nước để loại bỏ hết mảng bám và vi khuẩn trong miệng. Đồng thời giúp sáp nha khoa bám dính chắc hơn.
Bước 2: Rửa tay
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trong khoảng 5-10 phút trước khi chạm vào sáp nha khoa để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
Bước 3: Lấy sáp nha khoa
Lấy một lượng sáp vừa đủ, sau đó vo tròn sáp cho sáp dẻo hơn để khi gắn sáp vào mắc cài, dây cung sẽ bám dính chắc hơn.
Bước 4: Bôi sáp
Xác định vị trí gây khó chịu và bôi sáp lên trên. Lưu ý thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng tới hệ thống khí cụ chỉnh nha.
Lưu ý khi dùng sáp nha khoa
Khi sử dụng sáp nha khoa, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Trước khi gắn sáp, lau khô vị trí cần gắn để thấm nước bọt, giúp sáp bám dính tốt hơn.
- Nếu cần gắn sáp tại các vị trí nằm sâu trong cung hàm, có thể sử dụng thìa đẩy má rộng ra, sau đó gắn sáp.
- Không nên gắn quá nhiều sáp nha khoa, chỉ sử dụng một lượng vừa đủ bởi có thể gây khó chịu hoặc sáp dễ rụng ra.
- Luôn mang sáp nha khoa bên mình để có thể sử dụng khi cần thiết.
- Không sử dụng sáp quá 2 ngày vì sẽ khiến mảng bám tích tụ và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Không cần dùng sáp nha khoa trong suốt thời gian niềng răng. Chỉ cần dùng trong thời gian đầu khi cơ thể chưa thích nghi tốt với các khí cụ chỉnh nha.
- Khi vệ sinh chăm sóc răng miệng hay ăn uống, nên tháo sáp nha khoa ra.
- Nếu sử dụng sáp nha khoa cho trẻ nhỏ, cha mẹ nên tháo sáp ra cho con trước khi đi ngủ để phòng trường hợp trẻ bị tắc nghẽn đường thở.
- Với các trường hợp sứt, mẻ hoặc gãy vỡ răng, không nên dùng sáp nha khoa để gắn lại. Sáp chỉ có công dụng hạn chế tổn thương do vị trí mẻ răng gây ra với các mô mềm.
Với những thông tin Nha khoa Shark Dental vừa cung cấp, hy vọng đã giúp bạn gỡ bỏ thắc mắc “Nuốt sáp nha khoa có sao không” và biết cách sử dụng sáp nha khoa. Đây là sẽ bảo bối giúp bạn kiểm soát được những cơn đau nhức trong suốt quá trình chỉnh nha.
>>> Các bài viết cùng chủ đề: