Có nhiều khách hàng đã thắc mắc với Nha khoa Shark là: “Người bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không?” Đây là bệnh lý trong danh sách CHỐNG CHỈ ĐỊNH trồng răng bởi có nguy cơ viêm nhiễm cao và ảnh hưởng tới quá trình hồi phục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị tiểu đường vẫn có thể trồng răng được. Bác sĩ tại Shark Dental sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này ngay sau đây.
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng gì đến việc trồng răng không?
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả và hiện đại nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ cấy ghép trực tiếp trụ Implant vào trong xương hàm, sau đó gắn mão sứ lên trên thông qua ghép nối Abutment. Khi thực hiện, bác sĩ cần phải can thiệp vào phần xương hàm tại vị trí mất răng nên sẽ làm chảy máu và tạo ra vết thương.
Đối với người có sức khỏe bình thường thì vết thương sẽ không ảnh hưởng gì và hồi phục hoàn toàn khoảng từ 3-6 tháng sau. Nhưng với người bị tiểu đường, vết thương này lại là vấn đề nguy hiểm:
- Người bị tiểu đường thường có tình trạng máu khó đông, lượng máu không ổn định khiến vết thương khó lành và dễ bị nhiễm trùng. Từ đó, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Trụ không tương thích với xương hàm, răng giả không chắc chắn và dễ gãy,…
- Nếu vết thương bị nhiễm trùng sẽ làm trụ Implant bị đào thải hoặc có nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu,…

Người bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không?
Người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể trồng răng được nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau:
- Cấu trúc xương hàm và xương ổ răng cứng chắc, nướu răng khỏe mạnh.
- Tình trạng bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt, chỉ số đường huyết nằm ở mức an toàn: Đường huyết lúc đói khoảng từ 5.0–7.2 mmol/l (90–130 mg/dl); Đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 10 mmol/l (dưới 180 mg/dl); Đường huyết trước khi ngủ từ 6.0–8.3 mmol/l ( khoảng 110 mg/dl).
Do đó, người bị tiểu đường muốn trồng răng thì cần phải kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng cũng như tình trạng bệnh tiểu đường. Nếu như đáp ứng được những tiêu chí trên, có thể tiến hành trồng răng.

Quy trình trồng răng cho người bị tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không? Câu trả lời là CÓ. Để trồng răng cho người tiểu đường, bác sĩ cần phải thực hiện rất cẩn thận, tuân thủ theo các bước của Bộ Y tế, cụ thể:
Bước 1: Kiểm tra tổng quát
Bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT ( hoặc X–quang) kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng, cấu trúc xương hàm và mật độ răng của khách hàng. Nếu mắc các bệnh lý răng miệng sẽ được điều trị triệt để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao cho quá trình phục hình răng.

Bước 2: Xét nghiệm đường huyết
Đây là bước bắt buộc phải có nếu muốn trồng răng cho người bị tiểu đường. Khách hàng sẽ được kiểm tra chỉ số đường huyết, đồng thời kiểm tra chỉ số về tim mạch và huyết áp. Nếu có kết quả ổn định, đảm bảo sức khỏe tốt, khả năng có thể trồng răng Implant lên đến 90%.
Bước 3: Lên kế hoạch điều trị
Dựa trên những thông tin đã kiểm tra, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt cho khách hàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của họ.
Bước 4: Cấy ghép trụ
Khi trồng răng, khách hàng sẽ được đưa vào phòng khám vô trùng và tiến hành cấy ghép trụ Implant vào xương hàm tại vị trí mất răng. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê rồi rạch nướu và đưa trụ Implant vào chân răng. Sau khi cắm trụ, bác sĩ khâu vết thương và chờ đến khi vết thương làm hẳn mới gắn răng giả lên.
Đây là bước khó nhất trong quá trình trồng răng, tạo nền tảng vững chắc cho bước gắn răng giả sau này. Ngoài ra, cấy ghép trụ thực hiện cẩn thận, đúng kỹ thuật sẽ giúp vết thương hồi phục nhanh chóng, tránh nguy cơ bị viêm nhiễm.

Bước 5: Gắn răng giả và hoàn tất quá trình trồng răng
Khoảng 3–6 tháng sau, khi trụ đã tích hợp tốt với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng và chế tác mão sứ. Khi mão răng sứ được chế tác xong sẽ được gắn lên trên trụ đã cấy qua ghép nối Abutment.
Sau khi hoàn thành quá trình trồng răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống và lên lịch hẹn tái khám.
Lưu ý trước và sau khi trồng răng cho người bị tiểu đường
Đối với người bị tiểu đường, trước và sau khi trồng răng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu cho quá trình phục hình răng:
Trước khi trồng răng
- Thực hiện ăn uống và sinh hoạt khoa học. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
- Giữ tinh thần thoải mái.
- Lựa chọn địa chỉ trồng răng đáng tin cậy, sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, sử dụng trang thiết bị hiện đại, phòng khám vô khuẩn để đảm bảo an toàn và chất lượng khi điều trị.
- Thông báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ.

Sau khi trồng răng
- Chăm sóc và vệ sinh răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tránh để thức ăn hay bất kỳ vật thể nào mắc lại vị trí cấy ghép răng.
- Vùng răng mới trồng cần thời gian để ổn định chắc chắn. Nên trong tuần đầu sau khi phục hình răng, nên thực hiện đánh răng, súc miệng và dùng chỉ nha khoa cẩn thận, tránh làm ảnh hưởng tới vị trí này.
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá, bởi Nicotin có trong thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình lành thương, gây viêm nhiễm.
- Hạn chế đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường và chất kích thích để lượng đường huyết giữ ở mức ổn định.
- Tái khám theo lịch hẹn từ bác sĩ.

Địa chỉ trồng răng cho người bị tiểu đường đảm bảo an toàn, chất lượng
Shark Dental là một trong những địa chỉ trồng răng Implant uy tín hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thương hiệu đã thực hiện thành công nhiều ca phục hình răng cho người bị tiểu đường, giúp họ cải thiện chức năng nhai cắn cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Shark đều có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Răng Hàm Mặt theo chương trình chuẩn quốc tế. Với trình độ chuyên môn của mình, các bác sĩ cam kết thực hiện trồng răng Implant đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất cho khách hàng.
Nha khoa Shark đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống trang thiết bị máy móc, nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu như: Máy chụp X–quang CT 3D Cone Beam, Công nghệ định vị cấy ghép răng Implant Navigation, Máy siêu âm Piezotome,… giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị an toàn, nhanh chóng.
Ngoài ra, Nha khoa Shark sử dụng các loại trụ Implant và răng sứ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm định về chất lượng. Tất cả sản phẩm đều của các thương hiệu cao cấp, có khả năng tích hợp cao và đa dạng lựa chọn cho khách hàng.
Quy trình trồng răng cho người bị tiểu đường được thực hiện theo quy chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo đầy đủ các bước. Mọi thông tin liên quan tới quá trình điều trị sẽ được công khai rõ ràng, giúp khách hàng chủ động hơn.
Qua bài viết trên, Bác sĩ tại Nha khoa Shark đã giúp bạn gỡ bỏ thắc mắc “Người bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không?”. Nếu có thắc mắc nào khác, liên hệ với Nha khoa Shark qua hotline 1800.6029 hoặc Fanpage nhakhoashark.vn để được giải đáp miễn phí.
>>> Các câu hỏi liên quan đến trồng răng:
- Người già có trồng răng Implant được không và chi phí thế nào?
- Đang trồng răng Implant có hút thuốc được không? Hậu quả ra sao?