Những cảm giác sau khi bọc răng sứ là phản ứng tự nhiên khi cơ thể chưa kịp thích nghi với sự tác động bên ngoài. Tuy nhiên, một số cảm giác bất thường được cho là dấu hiệu của biến chứng nguy hiểm. Để biết cách phân biệt và có biện pháp xử lý kịp thời, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Những cảm giác sau khi bọc răng sứ thường xảy ra
Với những biểu hiện bình thường dưới đây, khách hàng không cần phải quá lo lắng. Khi môi trường miệng dần thích nghi cho đến lúc hồi phục hoàn toàn, gần như bạn sẽ không có cảm gì nữa.
Cảm giác lạ ban đầu
Sau khi bọc sứ răng mới, hầu hết mọi người đều trải qua một cảm giác lạ trong miệng. Điều này được giải thích do sự khác biệt về kích thước, hình dáng giữa răng sứ mới và răng cũ. Khi chúng ta đã quá quen với hàm răng ban đầu, việc thay đổi bằng răng bọc sứ sẽ tạo ra một cảm giác khó chịu ban đầu.
Tuy nhiên, đây là một trạng thái tạm thời và nhanh chóng quen dần trong vài ngày. Quan trọng là, cảm giác này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ê buốt và đau răng nhẹ
Cảm giác ê xuất phát từ quá trình mài răng để lắp đặt răng sứ. Khi ăn uống thức ăn nóng hoặc lạnh, bạn có thể cảm nhận được một cảm giác ê buốt và nhức nhẹ. Theo các bác sĩ, hiện tượng này chỉ xảy ra trong vài ngày đầu và sẽ hoàn toàn khỏi sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau.
Lưu ý, nếu cảm giác này kéo dài và không giảm đi sau nhiều ngày, hãy đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra. Nếu để lâu, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm ăn uống và thậm chí làm suy giảm sức khỏe răng miệng.
Ngứa ở lợi
Cảm giác ngứa ở nướu sau khi bọc răng sứ là một hiện tượng bình thường. Trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tác động đến cấu trúc răng và nướu. Do đó, sau khi bọc răng sứ vài ngày, bạn có thể cảm thấy nướu răng hơi ngứa. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình hồi phục đang diễn ra. Có thể là bạn rất muốn gãi nướu, nhưng hãy cố gắng không làm vậy để tránh gây tổn thương.
Trong thời gian này, hãy tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc răng miệng từ bác sĩ và vệ sinh miệng đúng cách. Nếu cảm giác ngứa kéo dài hoặc gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra lại.
Nướu bị đổi màu
Sự thay đổi màu sắc của nướu răng sau khi gắn răng sứ là kết quả của tác động nhẹ vào nướu trong quá trình quá trình gắn răng sứ. Đây là một phản ứng tự nhiên và thường chỉ là tạm thời. Nướu có thể trở nên bầm và mất đi sắc thái màu hồng tự nhiên. Tuy nhiên, không có gì phải lo lắng vì sau 1 – 2 ngày, nướu sẽ trở lại màu hồng nhạt như bình thường.
Những biểu hiệu bất thường khi bọc răng sứ
Ngoài những cảm giác trên, một số trường hợp còn gặp biểu hiện khác, được bác sĩ cảnh báo là bất thường. Nếu bạn gặp đúng một trong những dấu hiệu dưới đây, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra.
Hơi thở có mùi hôi
Nếu sau khi bọc răng sứ bạn cảm thấy hơi thở có mùi hôi, có thể bạn đang gặp vấn đề với răng sứ của mình. Thường, mùi hôi này có thể xuất phát từ việc răng sứ không khít với răng thật, tạo ra các khe hở. Khi ăn uống, thức ăn dễ bám vào những khe hở này và gây ra mùi khó chịu. Ngoài ra, hôi miệng cũng có thể do keo dán nha khoa không đạt chuẩn.
Nếu bạn gặp tình trạng hơi thở có mùi hôi sau khi bọc răng sứ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Bác sĩ có thể kiểm tra xem và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo được khít và vừa vặn trên cung hàm. Đồng thời, cần chú ý và chăm sóc răng sứ đúng cách để đảm bảo hơi thở tươi mát và duy trì sức khỏe răng miệng.
Ăn nhai bị cộm cấn
Mục đích chính của bọc răng sứ là để cải thiện chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, một số người sau khi bọc răng sứ lại cảm thấy cộm, cấn khi ăn. Đây là một cảm giác bất thường và cần được lưu ý.
Nguyên nhân khiến răng sứ bị kênh cộm cấn là do răng sứ chế tác không đúng kích thước so với răng thật. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, cần đến nha khoa để bác sĩ điều chỉnh vì để lâu dài, có thể gây ra lệch khớp cắn.
Sưng viêm lợi kéo dài
Trong vài ngày đầu sau khi bọc răng sứ, nướu trở nên nhạy cảm hơn và có dấu hiệu viêm nướu nhẹ. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể trong quá trình thích nghi với sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài quá lâu, có thể đây là tín hiệu cho thấy răng sứ đang gây tổn thương cho nướu.
Trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ đánh giá xem răng sứ có được đặt quá sát chân nướu hay không và từ đó đề xuất phương án khắc phục. Điều chỉnh lại răng sứ hoặc thực hiện các biện pháp chăm sóc nướu sẽ giúp giảm viêm và khôi phục sức khỏe nướu.
Chết tủy răng
Mài răng là một bước quan trọng trong quá trình chế tác răng sứ, nhưng cần được thực hiện đúng kỹ thuật để tránh tác động xấu lên tủy răng. Nếu không, có thể gây tổn thương tủy răng, dẫn đến chết tủy. Khi răng thật bị chết tủy, sẽ gây ra đau nhức và sau đó mất cảm giác. Theo thời gian, răng dần dần lung lay và rụng khỏi hàm.
Xuất hiện tình trạng nứt vỡ răng sứ
Răng sứ được xem là khá cứng và không dễ bị nứt, vỡ trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên, nếu sau vài ngày bọc sứ mà bạn đã phát hiện rằng răng sứ bị nứt, vỡ chỉ do ăn uống, thì ngay lập tức nên gặp bác sĩ để kiểm tra lại. Nguyên nhân có thể là do chất lượng của răng sứ không tốt, có pha trộn tạp chất không đảm bảo, dẫn đến tình trạng nứt, vỡ của răng sứ.
Vì vậy, cần lựa chọn nha khoa uy tín để bọc răng sứ. Tại đây, bác sĩ sẽ lựa chọn loại răng sứ có chất lượng cao, bền bỉ, bảo hành rõ ràng. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng nứt, vỡ của răng sứ sau khi bọc, hãy chăm sóc răng miệng đúng cách và tránh những thói quen như nghiến răng, ăn đồ ăn quá cứng, dai.
Đồng thời, hãy thực hiện kiểm tra định kỳ và bảo trì răng sứ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo răng sứ vẫn đáp ứng được độ bền, chịu nhiệt, tính thẩm mỹ,…
Làm sao để ngăn chặn gặp biến chứng sau khi bọc răng sứ?
Để bảo vệ và giữ cho răng sứ luôn trắng sáng và khỏe mạnh, hãy duy trì những thói quen sau đây:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ và sau bữa ăn 30 phút. Cách đánh răng đúng là đánh theo hướng từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài, tránh chải răng theo chiều ngang.
- Sử dụng bàn chải có tua mềm hoặc tăm nước để giảm thiểu tổn thương cho răng, đặc biệt là răng sứ.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn thức ăn dư thừa trong khoang miệng. Tránh sử dụng tăm vì có thể bị tổn thương nướu và chân răng.
- Hãy cố gắng phân phối lực nhai đều ở cả hai hàm để răng sứ không phải chịu áp lực quá lớn ở bên phía.
- Đeo máng chống nghiến nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ tránh ảnh hưởng đến chất lượng của răng sứ.
- Thực hiện kiểm tra răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để phát hiện sớm những vấn đề bất thường của răng miệng và có biện pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ kiểm tra độ cứng chắc của răng sứ, xem viền răng sứ có ôm sát nướu không. Từ đó, đánh giá thời gian sử dụng của răng sứ.
Hy vọng với những chia sẻ về cảm giác sau khi bọc răng sứ, khách hàng sẽ có được kiến thức chăm sóc răng miệng hợp lý. Bên cạnh đó, hãy đến khám nha khoa định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhằm phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời. Theo dõi chúng tôi qua Website https://sharkdental.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức về bọc răng sứ.
>>> Các bài viết cùng chủ đề:
- Bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không ? lưu ý bạn nên biết
- Bọc răng sứ có bị sâu răng không ? Quy trình bọc cho răng sâu
- Review bọc răng sứ tại đại học y dược TP HCM chi tiết nhất