sharkdental

Giải đáp: Niềng răng có đi nghĩa vụ không?

Niềng răng có đi nghĩa vụ không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi liên quan đến sức khoẻ và nghĩa vụ của công dân. Điều này cũng khiến mọi người cân nhắc, đắn đo trước quyết định có nên đi chỉnh nha hay không. Để tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi niềng răng có đi nghĩa vụ không mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Niềng răng có đi nghĩa vụ không?

Theo TT liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, niềng răng không nằm trong danh sách các bệnh về răng hàm mặt không được tham gia nghĩa vụ. Trong trường hợp này, quyết định niềng răng có đi nghĩa vụ không sẽ được xem xét dựa trên các tiêu chí về sức khỏe tổng thể, khả năng thực hiện nhiệm vụ,…

Cụ thể, theo quy định chỉ tuyển chọn những công dân đáp ứng tiêu chuẩn 1,2,3 về sức khỏe. Niềng răng vẫn có thể đi nghĩa vụ bình thường, miễn là đáp ứng được các tiêu chí của Bộ Quốc Phòng.

Theo phụ lục 1 của Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP, các bệnh lý liên quan đến răng, hàm và mặt không được cho phép tham gia nghĩa vụ quân sự bao gồm:

Tên bệnhTình trạng
Sâu răng●       Có 6 răng bị sâu ở cấp độ 3.

●       Có 7 răng bị sâu ở độ 3 trở lên.

Mất răng●       Mất từ 5 đến 7 răng, trong đó có tối đa 3 răng hàm hoặc răng cửa, gây ảnh hưởng đến khả năng nhai từ 50% trở lên.

●       Mất hơn 7 răng, trong đó có hơn 3 răng hàm hoặc răng cửa, gây ảnh hưởng đến khả năng nhai tối đa 50%.

Viêm răng, viêm nha chu●       Răng bị viêm từ 6 đến 11 răng trở lên, răng lung lay ở cấp độ 2, 3, 4.

●       Viêm trên 12 răng.

●       Có 5 đến 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử vẫn còn viêm.

●       Có trên 6 răng bị viêm tủy, hoại tử tủy hoặc viêm nha chu.

Viêm lợi●       Các vết loét mãn tính chưa được điều trị khỏi.
Viêm tuyến nước bọt●       Viêm tuyến mang tai ở cả hai bên đã ổn định.

●       Viêm tuyến mang tai ở một bên hoặc cả hai bên không ổn định.

●       Viêm tuyến nước bọt ở cấp độ viêm cấp hoặc mãn tính, xơ hóa, không ổn định. Sỏi ống Wharton.

Viêm rối loại khớp thái dương hàm●       Viêm khớp thái dương hàm cấp độ mãn tính.
Khe hở môi kết hợp với hở vòm.●       Sứt môi toàn bộ một bên hoặc sứt môi không hoàn toàn ở cả hai bên (chưa phẫu thuật).

●       Khe hở môi toàn bộ ở cả hai bên (đã phẫu thuật thẩm mỹ hoặc chưa phẫu thuật).

 

Bệnh lý vùng mặt●       Tồn tại khối u lành tính đã được phẫu thuật ổn định và gây biến dạng khuôn mặt (như u ác tính, u xơ, u mạch máu, u bạch mạch,…).

Như vậy, theo quy định trên, niềng răng không thuộc trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn đáp ứng các yêu cầu và điều kiện khác của Bộ Quốc phòng, bạn vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi thăm khám và tuyển chọn tại địa điểm khám nghĩa vụ quân sự.

Quy định tuyển chọn người đi nghĩa vụ như thế nào?

Theo Điều 4, TT 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công nhân tham gia nhập ngũ có các tiêu chuẩn cần xem xét như sau:

Về sức khỏe

Theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, công nhân được tham gia nghĩa vụ nếu đạt các tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, 2, và 3. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị và vị trí cụ thể quy định trong Điểm b, Khoản 2 của Thông tư này sẽ thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Công nhân không được gọi tham gia nghĩa vụ nếu có sức khỏe loại 3, bị tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ), nghiện ma túy, nhiễm HIV hoặc AIDS.

Công dân được tham gia nghĩa vụ khi đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe loại 1 - 3
Công dân được tham gia nghĩa vụ khi đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe loại 1 – 3

Độ tuổi

Công dân nam có độ tuổi từ 18 – 25 tuổi. Tuy nhiên, công dân nam đã có trình độ học vấn từ cao đẳng đến đại học sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian tham gia chương trình đào. Việc tuyển chọn và gọi nhập ngũ đối với nam học đại học, cao đẳng có thể kéo dài đến 27 tuổi.

Tiêu chuẩn văn hóa

Tiêu chuẩn về văn hoá quy định:

Không gọi nhập ngũ những người nghiện ma túy, nhiễm HIV hoặc AIDS.

Việc tuyển chọn công dân dựa trên trình độ văn hoá từ lớp 8 trở lên, được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp. Tuy nhiên, trong những địa phương không đáp ứng đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp thẩm quyền để xem xét tuyển chọn công dân có trình độ văn hoá từ lớp 7.

Các công dân ở vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ được xem xét theo quy định của pháp luật.

Đối với vùng dân tộc thiểu số có dưới 10.000 người, tỷ lệ tuyển chọn không vượt quá 25%, công dân có trình độ tiểu học sẽ được tham gia nhập ngũ, phần còn lại phải đạt trình độ trung học cơ sở trở lên.

Ở vùng sâu vùng xa, việc đi nghĩa vụ sẽ được xem xét theo quy định
Ở vùng sâu vùng xa, việc đi nghĩa vụ sẽ được xem xét theo quy định

Những trường hợp nào tạm hoãn nghĩa vụ?

Theo Điều 41 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, các trường hợp có thể được tạm hoãn nhập ngũ bao gồm:

  • Sức khỏe không đáp ứng tiêu chuẩn tham gia nhập ngũ sau khi kiểm tra bởi Hội đồng sức khỏe.
  • Là người lao động duy nhất trong gia đình chăm sóc người thân mất khả năng lao động hoặc chưa đủ tuổi lao động. Thành viên gia đình bị thiệt hại lớn về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh được xác nhận bởi Ủy ban nhân dân trực thuộc.
  • Là con của bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam, suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
  • Là người di cư, tái định cư trong 3 năm đầu tại cộng đồng đặc biệt khó khăn năm trong dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước, phê duyệt bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên.
  • Là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được bố trí công việc theo quy định của pháp luật trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Công dân đang học cao đẳng hoặc đại học hệ chính quy.
  • Có anh, chị, em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong quân đội hoặc đang tham gia nhiệm vụ Công an nhân dân.
Công dân có anh chị em là hạ sĩ, binh sĩ trong quân ngũ được tạm hoãn đi nghĩa vụ
Công dân có anh chị em là hạ sĩ, binh sĩ trong quân ngũ được tạm hoãn đi nghĩa vụ

Trường hợp được miễn nghĩa vụ

Ngoài được tạm hoãn, công dân có thể được miễn nghĩa vụ quân sự, công an. Dưới đây là một số trường hợp được miễn gọi nhập ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:

  • Là con của thương binh và liệt sĩ hạng nhất.
  • Anh hoặc em ruột của liệt sĩ.
  • Con của thương binh hạng hai.
  • Con của bệnh binh không còn khả năng lao động từ 81% trở lên.
  • Con của người bị nhiễm chất độc da cam giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
  • Cán bộ quản lý, công chức, viên chức và thanh niên xung phong được điều động công tác ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ trên 24 tháng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin để giải đáp câu hỏi niềng răng có đi nghĩa vụ không?. Việc niềng răng không được xem là lý do để hoãn hay miễn đi nghĩa vụ quân sự. Theo quy định, nếu bạn đã niềng răng và vẫn đáp ứng các điều kiện nhập ngũ về sức khỏe, độ tuổi và văn hoá, bạn vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự bình thường.

>>> Các bài viết cùng chủ đề:

TIN TỨC MỚI