Trẻ em có hàm răng mọc sai lệch có thể khắc phục bằng phương pháp niềng răng tăng trưởng. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho trẻ đang trong giai đoạn thay răng từ 6 – 12 tuổi. Phụ huynh quan tâm, muốn tìm hiểu chi tiết về phương pháp này hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng Shark Dental nhé!
Giới thiệu về niềng răng tăng trưởng
Tương tự như phương pháp niềng răng thông thường, niềng răng tăng trưởng là một phương pháp điều chỉnh vị trí của răng và khung xương hàm bằng các khí cụ. Qua quá trình này, niềng răng giúp tạo ra một khớp cắn hài hòa và những chiếc răng được điều chỉnh về đúng vị trí.
Kỹ thuật này thường được áp dụng cho trẻ em đang trong giai đoạn mọc răng. Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng niềng răng để điều chỉnh và sửa các vấn đề sai lệch về răng và xương hàm, giúp trẻ có một nụ cười đều đẹp và một khớp cắn chính xác khi trưởng thành. Trong quá trình điều trị, niềng răng tăng trưởng cần được theo dõi định kỳ để có thể can thiệp và điều chỉnh vào thời điểm thích hợp.
Những trường hợp cần niềng răng tăng trưởng
Niềng răng tăng trưởng là biện pháp hiệu quả để điều chỉnh các vấn đề liên quan lệch khớp cắn và răng mọc sai vị trí. Trong giai đoạn trẻ thay răng, khi phát hiện những tình trạng dưới đây, bố mẹ nên đưa con đến nha khoa uy tín để được kiểm tra:
- Hô xương tức răng trên nhô hơn răng dưới hoặc ngược lại.
- Răng bị móm, mọc không đều.
- Hàm hẹp, không đủ không gian cho răng mọc khiến các răng mọc chen chúc lên nhau.
- Khớp cắn hở hoặc khớp cắn sâu, cả hai hàm không chạm đến nhau.
- Các trường hợp răng mọc dư, răng ngầm hoặc thiếu răng bẩm sinh.
Vì sao nên niềng răng tăng trưởng ở giai đoạn thay răng
Niềng răng trong giai đoạn thay răng từ 6 đến 12 tuổi mang lại nhiều ưu điểm về thẩm mỹ và sức khỏe tổng thể cho trẻ. Dưới đây là những lợi ích cụ thể mà niềng răng mang lại trong giai đoạn này:
Tăng tỷ lệ hiệu quả: Trong giai đoạn thay răng, xương hàm của trẻ còn mềm dẻo và có thể điều chỉnh dễ dàng. Nhờ đó, những vấn đề như hàm trên nhô hơn hàm dưới, hàm dưới nhô hơn hàm trên, hàm trên hẹp, hàm dưới lệch sang một bên có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng các khí cụ đặc biệt.
Loại bỏ các thói quen xấu: Trẻ đeo niềng răng sẽ hạn chế các thói quen như mút tay, mút môi, đẩy lưỡi, từ đó tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và xương hàm.
Thời điểm vàng để chỉnh răng: Việc niềng răng trong giai đoạn thay răng cho phép bác sĩ nha khoa điều chỉnh các vấn đề như răng hô, răng móm, răng mọc chen chúc một cách kịp thời. Điều này giúp tránh việc phải nhổ răng nếu chỉnh trễ.
Rút ngắn thời gian niềng: Trong khoảng tuổi từ 6 đến 12, xương hàm của trẻ chưa cố định, nên quá trình này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn so với người trưởng thành. Đặc biệt, nếu niềng răng được thực hiện đúng độ tuổi và kỹ thuật, kết quả có thể duy trì lâu dài, không cần điều trị lại khi trưởng thành.
Hạn chế các bệnh răng miệng và tiêu hóa: Việc niềng răng đúng thời điểm giúp phục hồi sự phát triển bình thường của xương hàm và răng, giảm nguy cơ chấn thương cho răng cửa bị hô chìa ra phía trước. Hơn nữa, răng khỏe mạnh, đều đặn góp phần hỗ trợ hệ tiêu hóa trở nên tốt hơn.
Các giai đoạn niềng răng tăng trưởng
Trước khi bắt đầu quá trình chỉnh nha, trẻ sẽ được khuyến nghị chụp phim để ghi lại tình trạng răng. Dựa trên dữ liệu ban đầu này, bác sĩ sẽ tư vấn và lên phác đồ điều trị chi tiết cho trẻ. Thông thường có 2 giai đoạn niềng răng mà bố mẹ cần biết:
Giai đoạn thứ nhất: Khi trẻ 7 – 9 tuổi, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng răng để điều chỉnh và sửa một số sai lệch của răng sữa. Mục tiêu của giai đoạn này là chuẩn bị cho quá trình thay thế răng vĩnh viễn và khắc phục các vấn đề như khớp cắn sâu, khớp cắn chéo, khớp cắn lệch bằng sử dụng các khí cụ chức năng.
Giai đoạn thứ hai: Khi trẻ 10 -15 tuổi, răng đã mọc khá đầy đủ. Đây là giai đoạn lý tưởng để thực hiện niềng răng nhằm đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Bác sĩ sẽ đeo cho trẻ các khí cụ niềng để di chuyển răng về vị trí đúng, đảm bảo rằng răng trẻ có kết quả tốt và đáp ứng được chức năng ăn nhai cũng như phát âm tốt.
Thời gian đeo niềng có thể kéo dài từ 18 – 30 tháng, tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi trẻ. Một số trường hợp có khuyết điểm nhỏ có thể đạt được kết quả như mong đợi trong thời gian ngắn hơn và ngược lại.
Các phương pháp niềng răng tăng trưởng cho trẻ
Có 2 phương pháp niềng răng tăng trưởng chủ yếu thường được bác sĩ đề xuất là niềng răng cố định và niềng răng mắc cài. Cụ thể:
Niềng răng cố định
Đối với niềng răng cố định, bác sĩ gắn cho trẻ một hệ thống mắc cài cố định và chỉ được gỡ bỏ khi trẻ đạt được kết quả chỉnh nha như mong đợi. Kỹ thuật này bao gồm sử dụng các loại niềng như niềng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài mặt trong và niềng răng mắc cài mặt ngoài. Tham khảo giá niềng răng tăng trưởng cho trẻ tại: Niềng răng giá bao nhiêu tiền? Bảng giá mới nhất năm 2024.
Quá trình niềng răng cố định có thể mất nhiều thời gian và phức tạp, đòi hỏi được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và sự hợp tác từ phụ huynh. Điều này đảm bảo sau khi quá trình chỉnh nha các khiếm khuyết về răng như răng hô, răng móm, răng vẩu và răng khấp khểnh đều được khắc phục hoàn toàn.
Niềng răng tháo lắp
Trong phương pháp này, trẻ sẽ được cung cấp một bộ khay niềng trong suốt, được thiết kế theo từng giai đoạn của quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ áp dụng cho răng chỉ sai lệch nhẹ.
Một kỹ thuật được ưa chuộng trong thời gian gần đây là niềng trong suốt Invisalign. Đây là một phương pháp chỉnh nha không sử dụng mắc cài kim loại, mà thay vào đó sử dụng bộ khay niềng trong suốt. Invisalign mang lại sự thoải mái và có khả năng tháo lắp dễ dàng, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi đeo niềng.
Cách chăm sóc sau khi niềng răng an toàn, hiệu quả
Việc vệ sinh răng miệng là rất quan trọng nhưng trẻ nhỏ thường không ý thức được điều này, đặc biệt là trong quá trình niềng răng. Để giúp con tham gia vào quá trình chỉnh nha tăng trưởng một cách hiệu quả hơn, các bậc phụ huynh có thể lưu ý những điều sau:
- Hướng dẫn bé chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn dư thừa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng một cách toàn diện.
- Khuyên con bỏ các thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay trong quá trình niềng răng.
- Xây dựng thói quen ăn uống với nhiều rau củ quả và thực phẩm mềm. Tránh xa bánh kẹp, đồ ăn không lành mạnh và nước ngọt có ga.
- Không dùng răng để mở nắp chai hoặc cắn xé thức ăn trong giai đoạn niềng răng.
- Dặn dò con thông báo với bố mẹ nếu nhận thấy bất thường nào trong quá trình niềng răng.
- Đưa con đến nha khoa thăm khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và khắc phục nếu có vấn đề xảy ra trong lúc niềng.
Niềng răng tăng trưởng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển răng miệng của trẻ em. Việc niềng răng đúng thời điểm và kỹ thuật thích hợp trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ có một nụ cười đẹp, gương mặt cân đối và sự phát triển răng miệng toàn diện. Vì vậy, hãy chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để nhận được lời khuyên tốt nhất từ các bác sĩ nhé.