Sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì để răng không dịch chuyển về vị trí cũ. Vậy sau khi niềng răng xong phải đeo hàm duy trì bao lâu? Nha khoa Shark sẽ giải đáp chi tiết cho bạn qua bài viết dưới đây.
Sau khi niềng răng có phải đeo hàm duy trì hay không?
Khi hoàn tất quá trình niềng răng, bạn cần đeo hàm duy trì để đảm bảo kết quả chỉnh nha. Bởi khi chỉnh nha, răng và xương hàm phải chịu lực siết lớn từ mắc cài, dây cung nên rất nhạy cảm, đồng thời chưa ổn định chắc chắn trên cung hàm. Tuy nhiên, vẫn phải duy trì chức năng nhai cắn nên răng dễ bị dịch chuyển về vị trí lúc đầu.
Ngoài ra, các mô mềm như mô nướu, mô nha,… cũng cần thời gian tổ chức lại cấu trúc. Do đó, sau khi niềng răng cần phải đeo hàm duy trì theo đúng thời gian chỉ định của bác sĩ để ổn định lại cấu trúc răng và các mô mềm xung quanh răng.
Niềng răng xong phải đeo hàm duy trì bao lâu?
Sau khi niềng răng, bạn cần đeo hàm duy trì từ 6-12 tháng, tùy theo mức độ sai lệch răng của mỗi người. Trong một số trường hợp đặc biệt, nhất là trẻ em đang ở tuổi dậy thì, cần đeo hàm duy trì liên tục đến lúc trưởng thành.
Khoảng 3 tháng đầu sau niềng răng, bác sĩ khuyến nghị nên đeo hàm duy trì 24/24. Sau đó, thời gian đeo có thể giảm xuống 20 giờ/ngày và càng về cuối càng ngắn hơn. Nếu phải đeo hàm duy trì trên 12 tháng, bạn sẽ không cần đeo hàm duy trì mỗi ngày mà sẽ đeo khoảng 3 – 4 ngày/tuần theo chỉ định.
Ngoài ra, khi đeo hàm đeo duy trì cần tuân thủ đúng lịch tái khám của bác sĩ. Những lần hẹn sẽ giúp bác sĩ kiểm tra và theo dõi kết quả chỉnh nha, đảm bảo răng hoàn toàn ổn định, không bị sai lệch về vị trí cũ.
Một số câu hỏi khác
Sau đây, Nha khoa Shark sẽ giải đáp thêm một số thắc mắc liên quan tới hàm duy trì.
Hàm duy trì giá bao nhiêu?
Đây là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều khách hàng. Tương tự như các phương pháp chỉnh nha, chi phí của hàm duy trì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Cơ sở nha khoa, loại hàm, tình trạng sức khỏe răng miệng,… Hiện nay, mức giá hàm duy trì dao động khoảng 700.000 đồng – 2.000.000 đồng/bộ.
- Hàm duy trì cố định: 700.000 đồng – 900.000 đồng/bộ.
- Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại: 1.000.000 đồng – 1.500.000 đồng/bộ.
- Hàm duy trì trong suốt: khoảng 2.000.000 đồng/bộ.
Để biết chính xác giá hàm duy trì, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn cụ thể.
Không đeo hàm duy trì 1 ngày có làm sao không?
Quên đeo hàm duy trì 1 ngày sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả chỉnh nha. Tuy nhiên, không nên để tình trạng này xảy ra thường xuyên vì có thể làm gián đoạn và chậm tiến độ duy trì; sau 6 tháng sử dụng, bạn có thể đeo hàm duy trì cách ngày.
Ngứa lợi trong khi đeo hàm duy trì phải làm sao?
Khi đeo hàm duy trì, bị ngứa lợi có thể do cơ thể chưa quen. Nhưng nếu bị ngứa trong thời gian dài thì nguyên nhân là do hàm duy trì có kích thước không phù hợp, đường cắt không vừa với đường viền nướu gây kích ứng nướu.
Trong trường hợp này, bạn nên đến nha khoa đã mua hàm duy trì để được cắt chỉnh lại sao cho phù hợp. Hoặc có thể yêu cầu làm lại hàm duy trì khác.
Vệ sinh hàm duy trì thế nào?
Sau khi sử dụng hàm duy trì trong thời gian dài, bạn cần vệ sinh hàm duy trì thật sạch sẽ để tránh mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Mỗi loại hàm duy trì khác nhau sẽ có cách vệ sinh khác nhau.
- Hàm duy trì cố định: Đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh hàm duy trì, đảm bảo hàm duy trì đặt đúng vị trí, không bị dính mảng bám hay mảng cặn cao răng.
- Hàm duy trì tháo lắp: Sau khi sử dụng, tháo hàm duy trì và sử dụng nước ấm để làm sạch. Sau đó, dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng để chải sạch mảng bám, vụn thức ăn dính trên hàm. Thực hiện thường xuyên từ tối thiểu 2 lần/ngày.
Lưu ý khi đeo hàm duy trì
Để sử dụng hàm duy trì đạt hiệu quả tối ưu nhất, cần lưu ý một số điều sau:
Đeo hàm đúng cách
Bạn nên sử dụng hàm duy trì đúng cách và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, các bác sĩ sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì cả ngày, trừ những lúc vệ sinh và ăn uống. Tuy nhiên, một số thói quen hàng ngày sẽ ảnh hưởng tới quá trình duy trì. Trong khi đeo hàm, bạn cần chú ý:
- Chỉ tháo hàm duy trì khi thực sự cần thiết, không tháo hàm quá nhiều.
- Bảo quản cẩn thận hàm duy trì ở nơi thoáng mát khi không sử dụng.
- Vệ sinh hàm duy trì nhẹ nhàng.
- Nếu hàm duy trì bị hỏng hoặc mất, nên gặp bác sĩ nhanh chóng để được cung cấp hàm mới.
Vệ sinh răng miệng đều đặn
Trong khi đeo hàm, nên vệ sinh răng miệng thường xuyên. Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần, đặc biệt là sau khi ăn. Sử dụng máy tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ triệt để mảng bám và thức ăn thừa.
Tái khám đúng hẹn
Tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ, thường là khoảng 6 tháng/lần. Bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng sau khi sau khi niềng có ổn định hay không và khắc phục kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.
Bài viết vừa rồi đã giải đáp thắc mắc niềng răng xong phải đeo hàm duy trì bao lâu và một số câu hỏi liên quan. Sau khi niềng răng bạn cần đeo hàm duy trì khoảng 6 – 12 tháng, sử dụng tuân theo chỉ định của bác sĩ để giúp duy trì kết quả chỉnh nha tốt nhất.
>>> Các bài viết cùng chủ đề:
- Niềng răng khớp cắn ngược mất bao lâu thì tháo được?
- 8 dấu hiện nhận biết dấu hiệu niềng răng hỏng cần chú ý
- Nếu đang niềng răng có phun môi được không? Cách vệ sinh răng miệng