Nuốt răng thật vào bụng là một sự cố hy hữu và khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Vậy nuốt răng thật vào bụng có sao không? Xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân nuốt răng
Tình trạng nuốt răng vào bụng có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em.
Trường hợp nuốt răng thật
Lỡ nuốt răng thật vào bụng có thể là răng sữa hoặc răng vĩnh viễn. Răng sữa thường bị lung lay và rụng ra trong quá trình thay răng. Răng vĩnh viễn cũng có thể trải qua tình trạng tương tự do một số nguyên nhân cụ thể như tai nạn, chấn thương,…
Không may răng bị sứt, mẻ hoặc vỡ khi nhai cắn thức ăn, răng có thể bị mắc vào thức ăn, dẫn đến tình trạng nuốt răng vào bụng.
Rất nhiều người chưa phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn thì có thể xem tại: Cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn chuẩn nhất
Trường hợp nuốt răng giả
Có vài trường hợp trồng răng hay làm răng giả không may bị nuốt răng giả vào bụng, một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Khi nhai cắn đồ ăn dai, dẻo, cứng,… răng giả có thể bị rơi ra và người dùng sẽ vô tình nuốt vào bụng mà không hề hay biết.
- Chỉnh nha bởi bác sĩ tay nghề yếu kém, lắp răng giả không vừa khít với khung hàm, rất dễ bị bong tróc sau một khoảng thời gian sử dụng.
- Sử dụng loại răng giả chất lượng kém, bị cấn hoặc cộm khi nhai cắn thức ăn, kích thước sai lệch với khung hàm sẽ dễ lỏng lẻo và rơi ra.
- Hàm giả tháo lắp sau một thời gian sử dụng có thể bị nong rộng khiến cho răng giả rụng ra. Khi ăn uống sẽ dễ nuốt vào bụng.
Nhìn chung, tình trạng nuốt răng vào bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hiểu rõ được những nguyên nhân này sẽ giúp bạn ngăn ngừa và tránh nguy cơ nuốt phải răng vào bụng.
Nuốt răng thật vào bụng có sao không?
Băn khoăn thường gặp của nhiều khách hàng đó là nuốt răng thật vào bụng có sao không? Câu trả lời là “Có”. Tùy vào từng trường hợp khác nhau, mức độ nghiêm trọng khi nuốt răng vào bụng cũng sẽ khác nhau.
Trong trường hợp răng nhỏ, không nhọn hay góc cạnh thì thường không bị mắc lại cổ họng, trôi qua đường tiêu hóa mà không gây tổn thương đáng kể. Tuy nhiên, có một số trường hợp nuốt nhầm răng xuống bụng làm ảnh hưởng xấu tới phổi và dạ dày, đặc biệt khi răng có kích thước lớn và góc cạnh, cụ thể:
- Khó thở và khó nuốt
- Tức ngực, đau cổ.
- Buồn nôn, ói nhiều.
- Chảy nước bọt liên tục hoặc sốt.
- Đi vệ sinh ra máu.
- Đau bụng dữ đội.
- Tắc nghẽn đường tiêu hóa.
- Thủng, rách dạ dày. Có thể gây viêm nhiễm, chảy máu nghiêm trọng hơn.
Ở Việt Nam đã ghi nhận 2 trường hợp nuốt nhầm răng vào bụng. Một người tại Tây Ninh gặp biến chứng thủng đại tràng sigma do nuốt răng giả. Trường hợp còn lại ở TP. Hồ Chí Minh, nuốt nhầm ba chiếc răng giả, gây đau bụng kéo dài. Nhờ được chăm sóc và điều trị kịp thời, sức khỏe cả hai đều được bảo vệ và ổn định.
Vì vậy, nuốt phải răng là vấn đề đáng lo ngại và cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh xảy ra tình huống không mong muốn.
Cách xử lý nếu lỡ nuốt răng
Sau khi tìm hiểu nuốt răng vào bụng có sao không, bạn cần trang bị cho mình cách xử lý, ứng phó nếu không may gặp phải tình trạng này, cụ thể:
- Đi vệ sinh xong, bạn cần kiểm tra xem răng có lẫn trong phân đã thải ra ngoài hay chưa. Nhiều trường hợp răng nhỏ có khả năng đi ra ngoài thông qua hệ tiêu hóa.
- Nếu sau khoảng từ 12 – 14 giờ mà răng vẫn chưa ra ngoài, bạn nên đến nha khoa kiểm tra. Bác sĩ sẽ chụp X-Quang, xác định vị trí và kích thước của răng, từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất cho bạn.
Ngoài ra, khi nuốt răng vào bụng, bạn không nên tự khắc phục tại nhà để tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.
Phòng tránh nuốt răng vào bụng như thế nào?
Khi chẳng may nuốt răng vào bụng thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe của bạn. Vì vậy, phòng bệnh hơn là chữa bệnh, bạn nên thực hiện một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng này. Tùy thuộc vào từng độ tuổi sẽ có cách phòng tránh khác nhau.
Đối với trẻ em
Trẻ em thường vô tình nuốt phải răng thật trong quá trình thay răng sữa. Phụ huynh cần lưu ý đến những điều sau:
- Hướng dẫn, giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng răng sữa bị lung lay là như nào. Nhờ vậy, khi có dấu hiệu răng sắp rụng, con sẽ chủ động thông báo cho bố mẹ để được xử lý kịp thời.
- Nhắc nhở trẻ ăn uống, nhai nuốt cẩn thận trong khi răng sữa bị lung lay để tránh nuốt nhầm phải răng vào bụng.
Đối với người lớn
Người trưởng thành đã có nhận thức về mức độ nghiêm trọng khi vô tình nuốt phải răng vào bụng. Để tránh rủi ro này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:
- Khi ăn uống cần từ tốn, ăn chậm và nhai kỹ thức ăn.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm dai hoặc quá cứng.
- Tháo hàm giả tháo lắp ra trước khi đi ngủ.
- Tự kiểm tra và thay đổi hàm giả khi cảm thấy bị nong rộng.
- Tìm hiểu, lựa chỉ địa chỉ phục hình răng tại cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng.
- Nếu cần phục hình răng, cân nhắc phương pháp cấy ghép Implant để răng giả được cố định chắc chắn, giảm thiểu nguy cơ rụng răng giả.
Thực hiện những biện pháp kể trên, bạn có thể phòng tránh và ngăn ngừa sự cố nuốt phải răng vào bụng, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình của mình.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nuốt răng thật vào bụng có sao không. Bài viết đồng thời hướng dẫn cách xử lý và phòng ngừa tình trạng trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Nha khoa Shark Dental để được chuyên gia y bác sĩ giải đáp cụ thể.
>>> Các bài viết khác:
- Khớp cắn chuẩn là gì? Cách để có khớp chuẩn đơn giản
- Tẩy trắng răng bị bỏng nướu phải làm sao? Cách phòng ngừa là gì?