Nướu răng nổi cục thịt không đau là biến chứng của một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, áp xe, viêm nướu hay thậm chí là ung thư nướu. Những cục thịt ở nướu răng mặc dù không đau nhưng lại có nguy cơ trở thành mối nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng răng miệng. Vậy, cục thịt ở nướu răng có thể điều trị được hay không? Phương pháp điều trị ra sao? Tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau bạn nhé!
Nướu răng nổi cục thịt không đau là hiện tượng gì?
Nướu răng nổi cục u thịt là một hiện tượng biến dạng với đa dạng kích thước chính là biểu hiện bên ngoài của một hay nhiều bệnh lý xảy ra đối với răng miệng. U nướu răng thường xuất hiện ở xương hàm, hai bên lưỡi hoặc vòm miệng với kích thước từ 1mm đến 5mm.
Ở giai đoạn đầu, cục u chỉ mọc lên như một vết lồi nhỏ rồi phát triển dần, nhiều trường hợp có thể lớn đến hơn 5mm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, u nướu răng thường không gây ra cảm giác đau nhức hay khó chịu và có thể tự chữa tại nhà mà không cần can thiệp y tế.
Nguyên nhân khiến nướu răng bị nổi cục u
Như đã đề cập, có nhiều nguyên nhân khiến nướu răng bị nổi cục thịt, chủ yếu là do những tổn thương sẵn có trong khoang miệng, gây ra nhiều phiền toái trong việc ăn uống, sinh hoạt. Cùng tìm hiểu đâu là nguyên nhân cụ thể gây nên hiện tượng này trong nội dung tiếp theo của bài viết bạn nhé!
U nang nướu răng
U nang nướu răng cũng là một nguyên nhân hàng đầu khiến nướu hình thành những cục thịt lồi. U nang thường hình thành ở xung quanh chân răng chết hoặc răng mọc ngầm với không khí hoặc dịch lỏng bên trong.
U nang nướu răng thường rất khó để phát hiện sớm vì chúng phát triển khá chậm, không gây đau. Tuy nhiên, đến một thời điểm nhất định, cục u nướu do u nang bị nhiễm trùng thì có thể khiến nướu bị sưng đau. Ngay khi phát hiện bệnh, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời, bởi biến chứng của u nang nướu răng có thể khiến hàm bị yếu đi, mất khả năng ăn nhai bình thường.
Áp xe hình thành cục u nướu răng
Áp xe nướu răng hay áp xe nha chu là một hiện tượng không quá hiếm gặp với nguyên nhân chính đó là nhiễm trùng. Cục u nướu do áp xe thường có màu đỏ, đi kèm với những cơn đau xuất hiện đột ngột rồi tăng dần, đôi lúc đau một bên rồi lan sang bên còn lại. Cảm giác đau do u nướu áp xe còn có thể nghiêm trọng hơn khi bạn nằm xuống.
U nướu do áp xe thường không tự khỏi mà phải nhờ đến sự can thiệp của nha sĩ. Vị trí nướu bị nhiễm trùng sẽ được xử lý và dẫn lưu dịch từ cục u ra ngoài. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phải nhổ bỏ răng hoặc lấy tủy răng.
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng cũng là nguyên nhân gây nên những cục thịt u trong nướu răng với đặc điểm dễ nhận biết nhất đó chính là vết loét màu đỏ, viền trắng, khi chạm vào có cảm giác đau ráu.
Nhiệt miệng ở nướu, vòm họng thường là các vết thương hình thành do vô tình cắn phải hoặc ăn đồ cay nóng làm tổn thương niêm mạc miệng. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hiện tượng nhiệt miệng đó là cơ thể bị thiếu hụt các chất quan trọng như vitamin B6, B12, kẽm và axit folic hoặc đang bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng nếu thấy nướu xuất hiện cục u do nhiệt miệng vì chúng có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần nếu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và cải thiện chế độ ăn uống.
U xơ nướu răng
Nướu răng nổi cục thịt không đau cũng có thể được hình thành do u xơ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì đây không phải là biểu hiện của ung thư, chúng thường xuất hiện khi mô nướu bị kích ứng hay có vết thương. Một vài trường hợp khác cũng có thể bị u xơ do kích ứng với răng giả hay một số thiết bị nha khoa khác.
Đối với các cục u xơ nhỏ thì thường tự khỏi mà không cần can thiệp y khoa. Tuy nhiên, một số cục u xơ lớn hơn có thể làm cản trở quá trình ăn nhai, nói chuyện của người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ.
U hạt nhiễm khuẩn
U hạt nhiễm khuẩn thường được hình thành cho những chấn thương nhẹ hoặc kích ứng bên trong khoang miệng. Chúng tồn tại dưới dạng những cục u mềm, khi sờ vào không thấy đau và có màu đỏ hoặc đỏ sẫm do bên trong có chứa máu. Cách điều trị triệt để các u hạt nhiễm khuẩn chính là can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ.
Lồi xương hàm
Một nguyên nhân khác làm nướu răng nổi cục thịt không đau đó là lồi xương hàm. Đây là hiện tượng không thường gặp và xuất hiện do xương hàm trên hoặc hàm dưới của bạn phát triển quá mức và dẫn đến những khối u thịt nhỏ.
Những khối u hình thành do lồi xương hàm có thể tồn tại riêng lẻ hoặc thành từng cụm ở bên trong xương hàm, xung quanh lưỡi, trên hoặc dưới răng. Các trường hợp bị nổi cục u trong nướu do lồi xương hàm thường rất ít khi phải điều trị vì chúng không gây đau và không gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu cục u có kích thước quá lớn thì cũng cần can thiệp y khoa.
Ung thư miệng
Nướu răng nổi cục thịt không đau cũng có thể là biểu hiện bên ngoài của bệnh ung thư miệng. Đây cũng được xem là nguyên nhân nghiêm trọng nhất và cần phải được phát hiện sớm để có phương án điều trị kịp thời, tránh chuyển biến nặng.
Cục u hình thành do ung thư miệng thường có hình dạng tương tự như một vết sưng nhỏ và không gây đau. Vì vậy mà nhiều người thường lầm tưởng với các bệnh lý răng miệng khác.
Tuy nhiên, nếu thấy hiện tượng nướu răng nổi cục u như vết sưng và đi kèm với những vết loét không lành, trên lưỡi hoặc nướu có những mảng trắng, hàm và lưỡi bị đau dữ dội, răng lung lay, viêm họng, khó nhai nuốt thì nên đến ngay bệnh viện để được làm các xét nghiệm để phát hiện ung thư sớm nhất.
Nướu răng nổi cục thịt không đau có nguy hiểm không?
Như đã đề cập, nướu răng bị nổi cục thịt không đau là biểu hiện bên ngoài của một số bệnh lý hay tổn thương bên trong khoang miệng. Những cục u này đa phần không gây nguy hiểm tuy nhiên lại có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn nhai, nói chuyện nếu kích thước quá lớn.
Một số trường hợp cục u nướu xuất hiện cùng các triệu chứng như viêm loét lâu không lành, đau hàm, lưỡi dữ dội, khó nuốt, mệt mỏi thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư miệng. Đây là một biểu hiện của ung thư cực kỳ nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Bên cạnh đó, các cục u nướu có kích thước lớn nếu để lâu không điều trị thì không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng như mất răng, hoại tử, nhiễm trùng huyết do vi khuẩn tích tụ trong u nướu.
Vì vậy, nếu xuất hiện những cục thịt trên nướu răng kể cả đau và không đau, dù là nhỏ hay to thì bạn cũng nên đến ngay bệnh viện, nha khoa uy tín để được thăm khám và có hướng xử lý đúng cách, kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Cục thịt ở nướu có thể chữa khỏi được không?
Trên thực tế thống kê tại các nha khoa, bệnh viện chuyên về răng hàm mặt cho biết hầu hết các trường hợp nướu răng bị nổi cục thịt đều có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Một số biện pháp chữa cục u ở nướu thường là cắt bỏ, hút dịch mủ, xử lý thịt thừa, lấy tủy chết, phục hình răng,… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên cục thịt ở nướu và tình trạng răng miệng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có phương pháp thực hiện tương ứng.
Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng nếu nướu của mình xuất hiện 1 hay nhiều cục thịt, thay vào đó hãy bình tĩnh theo dõi tiến triển, đồng thời đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ xử lý kịp thời.
Cách chữa nướu răng nổi cục thịt không đau
Nướu răng bị nổi cục thịt nhưng không đau có thể được điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật tại nha khoa, tuy nhiên, một số trường hợp nhẹ hơn vẫn có thể tự chăm sóc tại nhà. Sau đây là một số cách chữa mà bạn có thể tham khảo.
Điều trị bằng thuốc và các thủ thuật nha khoa
Đối với những cục u nướu xuất hiện do nhiễm khuẩn, viêm nha chu thì các nha sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh để làm sạch, lấy cao răng, làm sạch mảng bám. Nếu cục u lớn, bên trong có dịch mủ thì cần tiến hành rạch dẫn lưu.
Trong trường hợp u nướu do áp xe thì có thể được chỉ định lấy tủy răng, nghiêm trọng hơn có thể phẫu thuật để loại bỏ răng hoàn toàn, điều trị tổn thương đến bị nhiễm trùng nặng rồi trồng răng giả mới để đảm bảo khả năng ăn nhai.
Chăm sóc tại nhà
Có thể thấy, nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nướu răng nổi cục thịt u đó chính là nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, việc làm sạch răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa, hạn chế dùng đồ ăn ngọt,… đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, để phòng ngừa nguy cơ u nướu xuất hiện hoặc trở nặng thì bên cạnh các biện pháp chăm sóc hàng ngày, bạn cũng cần đến nha khoa để lấy cao răng, thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ lâu nhất là 6 tháng 1 lần. Một số người có cơ địa hình thành nhiều cao răng thì cũng có thể xếp lịch đi cạo vôi răng 3 tháng/lần để hạn chế nguy cơ viêm nhu chu dẫn đến u nướu răng.
Có thể thấy, nướu răng nổi cục thịt không đau không thực sự là vấn đề nghiêm trọng khiến bạn phải lo lắng. Bởi việc mà bạn cần làm đó chính là theo dõi tiến triển và thường xuyên đến nha khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời. Đồng thời đừng quên xây dựng các thói quen chăm sóc răng miệng tại nhà mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng u nướu tái diễn.