Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, đối với trường hợp đã lấy tủy, răng đã trở nên nhạy cảm, dễ bị nứt gãy hơn. Vì vậy mà nhiều người lo lắng răng đã lấy tủy có niềng được không. Bài viết dưới đây, bác sĩ của Nha Khoa Shark sẽ giải đáp giúp bạn và đưa ra một số lưu ý khi niềng nhé!
Vì sao răng cần lấy tủy?
Tủy răng nằm ở bên trong răng, được hình thành bởi sự liên kết của các mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng chịu trách nhiệm cung cấp các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của răng. Đồng thời, tại đây chứa các dây thần kinh cảm giác, giúp chúng ta cảm nhận nhiệt độ (nóng, lạnh), đau hoặc tê ở răng.
Khi tủy răng bị tổn thương hoặc nhiễm trùng, cần phải lấy tủy răng. Nếu không, sẽ lan sang răng khác khiến răng yếu, dễ gãy, có thể có cơn đau dữ dội hoặc không có cảm giác. Quá trình lấy tủy bao gồm việc loại bỏ tủy răng, các mạch máu và dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân ban đầu dẫn đến hỏng tủy là:
Chấn thương
Tác động từ bên ngoài vô tình gây mẻ hoặc hỏng men răng. Trong thời gian dài, phần răng không được men bảo vệ sẽ dễ bị vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Những tổn thương sâu dần làm hệ thống thần kinh bị hư tổn. Về lâu dài, lớp tuỷ răng không còn hoạt động được nữa.
Sâu răng
Khi răng bị sâu, vi khuẩn sâu răng có cơ hội tấn công men răng, làm men răng trở nên yếu đi. Những vi khuẩn này tiếp tục xâm nhập và tấn công dần vào phần bên trong răng, hay gọi là tủy răng. Khi tủy răng bị nhiễm vi khuẩn mà không được điều trị, tình trạng tổn thương tuỷ răng ngày càng nặng hơn. Cuối cùng gây chết tủy răng và không thể phục hồi lại.
Răng đã lấy tủy có niềng được không?
Nhiều người quan tâm liệu răng đã lấy tủy có niềng được không. Trên thực tế là răng chết tủy vẫn có thể niềng được. Tuy nhiên, khi niềng răng trong trường hợp răng đã chữa tủy sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với trường hợp bình thường.
Thông thường, nếu bị viêm tủy răng, các bác sĩ nha khoa sẽ điều trị tình trạng này trước, sau đó mới tiến hành niềng. Quá trình niềng răng tiếp theo sẽ phụ thuộc vào sức khỏe, khả năng chịu lực của chiếc răng đã lấy tủy đó.
Sau khi hút phần tuỷ răng đã chết và quá trình theo dõi định kỳ, bác sĩ xác định tình trạng răng đáp ứng được các điều kiện để chỉnh nha, thì việc niềng có thể tiếp tục.
Tuy nhiên, trong trường hợp tuỷ bị hỏng lâu ngày và điều trị nhưng vẫn không phục hồi được, cần tìm phương án chỉnh nha khác. Cụ thể là bọc răng sứ cho những chiếc răng hỏng trước sau đó mới tiến hành niềng. Lớp răng sứ này có độ bền tốt sẽ bảo vệ răng thật. Đồng thời có khả năng chịu được lực kéo, nắn trong quá trình chỉnh nha.
Những lưu ý khi niềng cho răng đã lấy tủy
Như vậy, niềng răng khi điều trị tuỷ sẽ phức tạp hơn bình thường. Ngoài đảm bảo răng của bạn phải thật khoẻ mạnh để chịu được lực nắn chỉnh của khí cụ, bạn cần lưu ý những vấn đề sau để tránh những rủi ro không mong muốn.
Niềng răng tại nha khoa uy tín
Việc răng chết tủy có độ khó và mức độ nguy hiểm cao, cho nên bạn cần được điều trị bởi một bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Điều này sẽ đảm bảo quá trình niềng răng được tối ưu và an toàn. Hơn nữa, cơ sở vật chất hiện đại sẽ hỗ trợ trong việc thăm khám và điều trị răng một cách chính xác, ít đau đớn và an toàn hơn.
Quan tâm đến chế độ chăm sóc
Niềng răng chết tủy đòi hỏi một chế độ chăm sóc nghiêm ngặt hơn. Để duy trì sức khỏe của răng đã được niềng, bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên. Tuy nhiên, việc vệ sinh cần được thực hiện nhẹ nhàng và đúng cách. Một số thông tin về cách chăm sóc dưới đây bạn cần lưu ý:
- Khi vệ sinh và ăn uống cần quan tâm hơn đến chiếc răng chết tủy so với những chiếc răng khác trong hàm. Bởi vì răng chết tủy đã mất lớp men, ngà răng và bị sừng hóa.
- Để duy trì sức khỏe răng miệng, hãy đảm bảo đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày. Sử dụng nước súc miệng để rửa trôi các mảng bám và giữ hơi thở thơm mát.
- Nên dùng bàn chải kẽ và chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và mắc cài, đảm bảo không có mảng bám và vi khuẩn tích tụ. Tránh sử dụng tăm tre vì nó có thể gây thưa răng và chảy máu lợi.
- Hãy ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng và hạn chế ăn đồ dai cứng để tránh mắc cài răng bị rơi cũng như bảo vệ cấu trúc của mắc cài.
- Hạn chế uống rượu, bia và tránh thuốc lá để tránh gây tổn thương cho răng và lợi.
Tăng độ bền cho răng
So với các răng khác trên cung hàm, răng chết tủy rất yếu và có nguy cơ gãy mẻ cao khi tiếp xúc với lực ép, kéo và nắn chỉnh từ khí cụ niềng. Để giảm thiểu những rủi ro trên trong quá trình niềng răng chết tủy, cần thực hiện các biện pháp tăng độ bền cho răng.
Một trong những biện pháp phổ biến là thực hiện bọc sứ hoặc hàn răng để làm cho răng chết tủy trở nên chắc chắn hơn. Bằng cách này, lớp sứ hoặc vật liệu hàn sẽ bảo vệ và củng cố răng, giúp răng chịu được áp lực trong quá trình niềng răng.
Tuy nhiên, quyết định về việc thực hiện bọc sứ hoặc hàn răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng và sự khuyến nghị của bác sĩ nha khoa sau khi kiểm tra và đánh giá răng của bạn.
Xây dựng thói quen khám răng theo chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình niềng răng, bạn phải thường xuyên thăm khám để theo dõi tình hình. Ít nhất 2 lần/năm sẽ giúp phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra và xử lý ngay lập tức, nhằm tránh những hậu quả có thể xảy ra sau này.
Nếu bạn nhận được các chỉ dẫn từ bác sĩ, hãy tuân thủ nghiêm túc. Trong quá trình niềng, cần phản hồi với bác sĩ về tình hình răng của mình để có thể được chẩn đoán và điều trị một cách chuẩn xác nhất. Việc cập nhật thông tin đầy đủ với bác sĩ sẽ giúp tăng khả năng thành công của quá trình niềng răng và đảm bảo bạn nhận được hướng dẫn chăm sóc tốt nhất cho răng của mình.
Trên đây, Shark dental đã cung cấp những thông tin chính xác để giải đáp cho câu hỏi “Răng đã lấy tủy có niềng được không?”. Mặc dù quá trình niềng răng chết tủy có khó khăn, nhưng nếu được thực hiện sớm và chọn một cơ sở nha khoa uy tín, cùng với việc chăm sóc đúng cách, sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
>>> Các bài viết cùng chủ đề:
- Niềng răng invisalign có phải nhổ răng không? Tại sao?
- Dây thun niềng răng bị vàng ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục
- Thực hư niềng răng mũi có cao lên không và đáp án chính xác