sharkdental

Răng hàm số 7 là răng nào? Bị mất răng số 7 có sao không?

Răng hàm số 7 là răng nào, chắc hẳn là nhiều người vẫn chưa xác định được. Đây là răng hàm quan trọng, có chức năng nhai nghiền thức ăn và giữ khung xương hàm được cân đối. Khi chiếc răng này bị tổn thương thì việc điều trị để bảo tồn răng luôn được ưu tiên. Để tìm hiểu rõ hơn về răng số 7, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Răng hàm số 7 là răng nào? Vị trí và vai trò?

Răng số 7 còn được gọi là răng cối số 7, là một trong bộ 3 chiếc răng cối lớn nằm trong hàm răng. Người trưởng thành thường có tổng cộng 28 răng vĩnh  viễn không tính răng khôn, răng số 7 là răng cuối cùng trong hàm. Nhưng khi mọc đủ 4 chiếc răng khôn, số lượng tăng lên thành 32 răng thì răng cối số 7 nằm giữa răng số 6 và răng khôn.

Răng số 7 có vị trí đối xứng ở cả hai hàm trên và dưới, với tổng cộng 4 chiếc. Đặc điểm đáng chú ý của răng số 7 là khi nằm ở hàm dưới, chiếc răng này chỉ có 2 chân, trong khi hai răng ở hàm trên lại có 3 chân.

Răng hàm số 7 hay còn được gọi là răng cối, nằm trước răng khôn
Răng hàm số 7 hay còn được gọi là răng cối, nằm trước răng khôn

Răng số 7 và răng số 6 là một bộ đôi quan trọng có nhiệm vụ nhai và nghiền thức ăn. Cụ thể là trộn thức ăn với enzyme từ nước bọt, tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình tiêu hóa khi thức ăn đi xuống dạ dày.

Được đánh giá có khả năng nhai tốt nhất trong số tất cả các răng, do đó nếu răng số 7 gặp vấn đề như sâu, viêm tủy hoặc mất, khả năng nhai sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, khi một răng số 7 gặp vấn đề cũng có thể ảnh hưởng đến răng số 7 đối diện và răng số 7 còn lại trong hàm.

Khi răng số 7 bị sâu khả năng nhai sẽ giảm đi rất nhiều
Khi răng số 7 bị sâu khả năng nhai sẽ giảm đi rất nhiều

Vì thường tiếp xúc với thức ăn và bị dính các mảng bám lẫn thức ăn thừa, nên răng cối số 7 dễ gặp vấn đề bệnh lý hơn so với các răng khác. Trong trường hợp răng số 7 gặp tổn thương, các phương pháp điều trị bảo tồn thường được ưu tiên, trừ khi không còn cách nào khác, việc nhổ răng số 7 mới được xem xét.

Bị mất răng số 7 có sao không?

Sau khi đã biết răng hàm số 7 là răng nào và những nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng hàm số 7, thì sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về ảnh hưởng và hậu quả của việc mất răng số 7.

Trên thực tế, bị mất răng hàm số 7 có thể có những hậu quả và tác động không mong muốn, tiềm ẩn một số vấn đề về răng miệng sau đây:

Suy giảm chức năng nhai

Răng hàm số 7 đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhai và nghiền thức ăn. Khi mất răng số 7, khả năng nhai có thể bị suy giảm đáng kể, gây khó khăn trong việc xử lý thức ăn.

Xô lệch răng

Khi một khoảng trống được tạo ra sau khi mất răng số 7, các răng lân cận như răng số 6 và răng khôn có thể di chuyển. Điều này gây ra sự xô lệch và lệch lạc trong cấu trúc hàm răng, có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng của hàm răng.

Mất răng số 7 gây ảnh hưởng, xô lệch đến các răng xung quanh
Mất răng số 7 gây ảnh hưởng, xô lệch đến các răng xung quanh

Tiêu xương ổ răng

Xương ổ răng cần nhận lực nhai để duy trì sự phát triển và khỏe mạnh. Khi mất răng số 7, lực nhai không được phân tán đều, dẫn đến tiêu xương ổ răng trong khu vực răng bị mất. Điều này có thể làm giảm sự nâng đỡ hàm, gây chảy xệ da, biến dạng khuôn cằm và ảnh hưởng đến cấu trúc xương chung của khuôn mặt.

Răng số 7 mất đi thì phải làm sao?

Dù đã biết răng hàm số 7 là răng nào nhưng khi răng bị mất đi thì nhiều người vẫn không biết phải xử lý như thế nào. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:

Làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ là một phương pháp thay thế răng khác. Quá trình bao gồm mài hai răng bên cạnh răng mất để làm trụ nâng đỡ cầu răng và chiếc răng sứ giả ở giữa hai mão sứ sẽ lấp vào chỗ trống. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu đã mọc răng khôn và hai răng bên cạnh số 7 còn khoẻ mạnh.

Phương pháp cầu răng sứ áp dụng cho những ai đã mọc răng số 8 và hai răng bên cạnh số 7 khỏe mạnh.
Phương pháp cầu răng sứ áp dụng cho những ai đã mọc răng số 8 và hai răng bên cạnh số 7 khỏe mạnh.

Răng giả tháo lắp

Nếu bạn không muốn sử dụng các phương pháp cố định, răng giả tháo lắp có thể là một lựa chọn. Răng giả tháo lắp (được gọi là răng lưỡi, răng hàm giả) được tạo ra để phù hợp với hàm răng của bạn và có thể được gắn và tháo ra mỗi khi cần thiết.

Gắn khung răng

Gắn khung răng là một giải pháp thay thế khác cho mất răng hàm số 7. Nó bao gồm việc gắn một khung kim loại vào răng bên cạnh rỗng và sau đó gắn răng giả lên khung đó. Khung gắn răng cung cấp sự ổn định và hỗ trợ tốt cho răng giả.

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant là phương pháp phổ biến nhất để khắc phục tình trạng mất răng. Quá trình này bao gồm đặt một cọc nhân tạo được làm từ titan hoặc hợp kim vào hốc xương hàm số 7, sau đó gắn một răng giả lên cọc đó.

Trồng răng Implant là một giải pháp tốt giúp bạn có được hàm răng vững chắc, tự nhiên và lâu dài. Nếu như không thể cầu răng sứ thì đây có thể là phương án thay thế. Bởi kỹ thuật lắp răng Implant là cắm sâu trụ giả vào ổ xương răng, có thể đứng độc lập và không ảnh hưởng đến các răng khác.

Trồng răng là phương pháp phổ biến điều trị răng số 7 bị mất
Trồng răng là phương pháp phổ biến điều trị răng số 7 bị mất

Cách chăm sóc giúp bảo vệ răng số 7 tốt nhất

Cuối cùng, sau khi đã biết được răng hàm số 7 là răng nào và những ảnh hưởng khi mất răng số 7 thì bạn cần phải có được cách chăm sóc và vệ sinh răng phù hợp.

Để bảo vệ và chăm sóc răng số 7, bạn có thể tuân thủ các biện pháp dưới đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Hãy chải răng ít nhất 2 lần/1 ngày, sử dụng bàn chải răng mềm, mỏng và kem đánh răng chứa fluoride. Hãy chải răng kỹ lưỡng và nhẹ nhàng trong vòng 2 phút mỗi lần. Đảm bảo chải răng cả mặt trong và mặt ngoài của răng số 7, cũng như không quên chải những răng còn lại và vùng nướu xung quanh nó.

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bảo vệ răng số 7
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bảo vệ răng số 7

Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chứa fluoride

Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch kẽ răng và không gian giữa răng. Nước súc miệng chứa fluoride cũng có thể được sử dụng sau khi chải răng để bổ sung fluoride và làm sạch cả miệng.

Thực hiện kiểm tra định kỳ và điều trị nha khoa

Thăm khám nha khoa định kỳ là quan trọng để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề liên quan đến răng và nướu, bao gồm cả răng số 7. Hãy thăm nha sĩ tại những cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn và nhận sự khuyến nghị chăm sóc phù hợp.

Hạn chế các thói quen gây hại

Tránh nhai hoặc gặm các vật cứng quá mức, như viên kẹo cứng, bút bi hoặc đồ chơi cứng. Điều này giúp tránh gây áp lực quá mức lên răng và cản trở việc mất răng số 7 hoặc các vấn đề khác về răng.

Tránh chấn thương

Để bảo vệ răng số 7 và răng miệng nói chung, hạn chế tiếp xúc với các hoạt động có nguy cơ chấn thương.

Hạn chết hoạt động gây chấn thương đến răng số 7
Hạn chết hoạt động gây chấn thương đến răng số 7

Đặc biệt chú trọng vệ sinh khi có cấy ghép Implant

Nếu bạn đã hoặc đang định cấy ghép Implant cho răng số 7, hãy tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn về vệ sinh sau cấy ghép của bác sĩ.

Điều này bao gồm việc chải răng, sử dụng chỉ dùng và nước súc miệng theo hướng dẫn, cũng như thực hiện định kỳ kiểm tra nha khoa để đảm bảo sự thành công và bền vững của cấy ghép.

Trên đây là toàn bộ những thông tin của Sharkdental.vn giúp bạn biết được răng hàm số 7 là răng nào, cũng như những ảnh hưởng của việc mất răng hàm số 7 gây ra. Nếu muốn chăm sóc và bảo vệ răng thật tốt thì hãy liên hệ đến Nha Khoa Shark qua hotline 1800 2069. Tại đây các bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa sẽ trực tiếp tư vấn và giúp bạn có được một hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng.

Xem thêm bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

TIN TỨC MỚI