Răng sứ bị ê khi uống nước lạnh là tình trạng chung của nhiều người sau khi bọc răng sứ, gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Được biết, tình trạng này có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có 5 nguyên nhân phổ biến nhất. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao răng sứ bị ê khi uống nước lạnh
Quá trình bọc răng sứ đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo hàm răng của bạn nằm trong giới hạn an toàn, không xâm lấn quá nhiều đến cấu trúc răng và bạn vẫn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp răng sứ bị ê khi uống lạnh. Vậy nguyên nhân do đâu?
Viêm tủy răng chưa được chữa triệt để
Trước khi bọc răng sứ, cần có bước khám tổng quát răng để phát hiện và điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng. Nếu bị ê buốt răng khi uống lạnh, có thể răng của bạn vẫn có một số vấn đề như viêm tủy và sâu răng.
Khi chưa được khắc phục hoặc khắc phục nhưng chưa triệt để, vi khuẩn sẽ tồn tại ở trong răng, gây viêm nhiễm và phá hủy toàn bộ cấu trúc răng thật. Từ đó, xuất hiện tình trạng răng bị ê buốt khi uống lạnh và các biến chứng khác.
Do mài răng quá kỹ
Mặc dù quy trình bọc răng sứ cần có bước mài răng nhưng có giới hạn mức độ mài để đảm bảo an toàn cho răng thật. Khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ không mài quá 2 mm.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn cơ sở nha khoa không uy tín với bác sĩ có tay nghề kém, có thể thực hiện sai kỹ thuật. Việc mài răng quá nhiều ảnh hưởng đến tủy răng bên trong cũng là nguyên nhân khiến răng dễ bị ê buốt khi uống lạnh.
Làm răng sứ sai kích cỡ
Một quy trình bọc răng sứ chất lượng là cần đảm bảo chế tác răng sứ đúng kích thước với răng thật. Nếu như mão sứ không khớp và khít với răng thật sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động ăn nhai.
Răng sứ và cùi răng không khít với nhau, dẫn đến chân răng bị hở, khi tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc lạnh sẽ cảm giác bị đau, buốt. Thậm chí, răng sứ sai kích cỡ làm lệch khớp cắn về lâu dài có thể ảnh hưởng đến khớp hàm và đau thái dương.
Sử dụng vật liệu làm răng sứ kém chất lượng
Một số người vì muốn tiết kiệm chi phí nên đã lựa chọn bọc sứ giá rẻ tại các nha khoa không uy tín. Những nơi này sẽ không đảm bảo hiệu quả lâu dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe răng miệng.
Nếu sử dụng loại răng sứ kém chất lượng, không có khả năng chịu nhiệt, chịu áp lực tốt sẽ dẫn đến quá trình nhai gặp khó khăn. Cảm giác ê răng khi uống nước lạnh sẽ xuất hiện, tác động xấu đến cùi răng thật.
Răng bị nhạy cảm
Nguyên nhân phổ biến cuối cùng khiến răng sứ bị ê khi uống lạnh là do răng bị nhạy cảm. Những trường hợp này dù được bọc răng sứ đúng kỹ thuật nhưng vẫn sẽ xuất hiện cảm giác bị ê răng sứ. Tuy nhiên, không giống như các trường hợp trên, tình trạng này không kéo dài quá lâu.
Những nguyên nhân trên chỉ là những nguyên nhân chủ yếu nhiều người hay gặp phải, còn có những nguyên khác nữa như do nướu răng chưa kịp thích nghi với vật liệu bọc sứ, keo nha khoa bị lỏng,…Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn nên đến nha khoa uy tín để bác sĩ chẩn đoán và bọc lại răng sứ hoặc áp dụng phương pháp khác phù hợp để điều trị.
Bọc răng sứ uống nước lạnh bị ê phải làm sao?
Xử lý tình trạng bọc răng sứ uống nước lạnh bị ê có thể tùy theo mức độ năng nhẹ và thời gian kéo dài. Với mức độ ê buốt nhẹ, bạn có thể thử các phương pháp sau để khắc phục tình trạng này:
Sử dụng thuốc giảm ê răng
Trong trường hợp bạn gặp đau răng hoặc viêm nhiễm răng, một số loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng để giảm triệu chứng tạm thời. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa. Nhằm giúp bạn chọn được loại thuốc phù hợp và liều lượng cần sử dụng, dựa trên tình trạng sức khỏe và triệu chứng cụ thể mà bạn đang gặp phải.
Súc miệng nước muối
Vi khuẩn trong miệng có thể gây ra viêm nhiễm, dẫn đến cảm giác ê buốt và viêm nướu. Nước muối có khả năng loại bỏ vi khuẩn và giảm tình trạng ê buốt do viêm nhiễm răng.
Pha nước muối súc miệng rất đơn giản, bạn chỉ cần pha 2 thìa muối vào nước ấm, sau đó khuấy đều cho muối tan hoàn toàn trong nước. Sử dụng nước muối súc miệng hàng ngày, bạn có thể giảm lượng vi khuẩn trong miệng và giảm được ê buốt răng.
Chườm đá lạnh
Đá lạnh có tác dụng giảm sưng và giảm đau tạm thời một cách hiệu quả. Bạn có thể đặt một ít đá lạnh vào khu vực gần răng sứ để giảm cảm bị ê buốt. Tuy nhiên, cần lưu ý không chườm đá trực tiếp lên răng sứ vì có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Đến nha khoa
Khi sử dụng các biện pháp trên để giải quyết tình trạng ê buốt răng sứ nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị ngay lập tức. Điều này sẽ giúp bạn điều trị được triệt để và tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau:
Điều trị tủy răng để giảm ê răng sứ
Trường hợp bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây ê răng sứ là do trước đó chưa chữa viêm tủy triệt để thì cần tháo răng sứ ra để làm sạch và điều trị tuỷ. Bằng cách sử dụng các dụng cụ nha khoa để lấy phần tuỷ bị viêm còn sót lại, khi đã sạch tuỷ sẽ hàn ống tuỷ lại và tiến hành bọc răng sứ.
Khắc phục bằng bọc răng sứ mới
Nếu nguyên nhân răng sứ bị ê khi uống lạnh là do quá trình bọc răng sứ trước đó mài răng quá nhiều, chế tác răng còn sai sót và sử dụng vật liệu sứ kém chất lượng, bác sĩ sẽ tháo răng sứ cũ và bọc lại răng sứ khác.
Quy trình bọc sứ sẽ thực hiện lại từ đầu, từ sửa chữa lại cùi răng, chế tác lại mão sứ, đảm bảo vừa khít với răng thật. Khi đó, cùi răng không bị hở nên tránh bị tác động từ các tác nhân bên ngoài, giảm ê buốt răng hiệu quả.
Bên cạnh tìm các phương pháp để điều trị răng bị ê buốt khi uống nước lạnh, bạn cần đảm bảo quá trình chăm sóc răng miệng đúng cách, tuân thủ theo chỉ định bác sĩ. Điều này nhằm hạn chế tối thiểu tình trạng trở này trở nặng hơn, cũng như tránh được các bệnh lý răng miệng khác.
Cách chăm sóc răng sứ giảm thiểu tình trạng ê buốt răng
Để giữ cho răng sứ của bạn luôn trắng và khỏe mạnh như ban đầu, hãy tuân thủ những thói quen sau:
- Đánh răng đủ 2 lần mỗi ngày. Lưu ý không chải răng theo chiều ngang, hãy chải từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.
- Sử dụng máy tăm nước để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng. Đặc biệt, răng sứ cần dùng bàn chải mềm tránh gây tổn thương cho răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảnh thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Hạn chế sử dụng tăm vì có thể gây tổn thương cho nướu và chân răng.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá đến mức thấp nhất có thể, vì thuốc lá có thể làm răng sứ mất màu và trở nên ố vàng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Khi ăn uống, phân phối đều lực nhai trên cả hai hàm để răng sứ không phải chịu áp lực quá lớn.
- Nếu bạn có thói quen nghiến răng, hãy đeo miếng chống nghiến khi ngủ hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để cải thiện tình trạng này. Điều này giúp tránh ảnh hưởng đến chất lượng của răng sứ.
- Thường xuyên đi kiểm tra răng miệng hai lần mỗi năm để phát hiện sớm những vấn đề bất thường liên quan đến răng miệng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Như vậy, với những thông tin sharkdental chia sẻ ở trên đã giúp bạn biết được cách khắc phục tình trạng răng sứ bị ê khi uống nước lạnh. Để ngăn ngừa tình trạng này cũng như tránh gặp phải các rủi ro sau khi bọc răng sứ, hãy lựa chọn một nha khoa uy tín. Với đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn cải thiện hàm của mình một cách an toàn và có tính thẩm mỹ cao.