Răng sứ có bị mòn không là câu hỏi mà nhiều khách hàng thắc mắc khi lựa chọn phương pháp phục hình bọc răng sứ. Theo bác sĩ, răng sứ có bị mòn không khi được đánh giá là có độ bền cao. Để biết chi tiết nguyên nhân và những lời khuyên nhằm hạn chế tình trạng này, hãy cùng Nha Khoa Shark tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Răng sứ có bị mòn không?
Răng sứ được làm từ các chất liệu cao cấp và có độ cứng tốt để đảm bảo khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nếu không được chăm sóc đúng cách, răng sứ vẫn có thể bị mòn.
Việc chăm sóc và ăn uống không đúng cách trong thời gian dài sẽ làm giảm tuổi thọ và chất lượng của răng sứ, đồng thời làm cho răng thật của người dùng trở nên nhạy cảm hơn. Khi răng sứ bị mòn nghĩa là lớp bảo vệ ngoài cùng bị tổn thương sẽ làm cho bề mặt trở nên phẳng hơn so với trạng thái ban đầu. Tình trạng này xảy ra khiến răng trở nên ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.
Khi lớp sứ bảo vệ bị tổn thương vi khuẩn dễ phát triển và tấn công vào tủy răng, gây viêm nhiễm. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến hoại tử tủy răng. Ngoài ra, việc mòn mão sứ còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp của hàm răng, khiến người dùng không được tự tin và ái ngại khi giao tiếp.
Do đó, để tránh tình trạng mòn răng sứ, người dùng cần biết được các nguyên nhân từ đó tìm biện pháp khắc phục hiệu quả. Chăm sóc răng miệng đúng cách và tuân thủ chế độ ăn uống khoa học cũng là cách để giảm thiểu tình trạng này.
5 nguyên nhân phổ biến khiến răng sứ bị mòn
Răng sứ được làm từ phôi sứ nguyên chất nên có độ bền khá cao và không bị mòn theo thời gian. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp răng sứ bị mòn. Dù tình trạng này không phổ biến, nhưng nếu xảy ra sẽ gây khó chịu cho người dùng. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Ăn các thực phẩm có lên men
Thực phẩm lên men và chua có tính axit cao, có khả năng tác động và làm mất đi lớp sứ bảo vệ bên ngoài. Quá trình tiếp xúc lâu dài dẫn đến men răng trở nên yếu và dễ bị mòn. Tương tự, nước ngọt có gas chứa Axit Citric và Axit Photphoric cũng có thể tạo điều kiện cho quá trình mài mòn xảy ra trên răng sứ và cả men răng.
Răng sứ bị mòn làm cho bề mặt răng sứ trở nên thô ráp, thiếu thẩm mỹ, gây khó chịu và đau đớn khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh. Để bảo vệ răng sứ và răng khỏi tình trạng này, nên hạn chế tiếp xúc với các loại thực phẩm lên men, chua và axit. Ngoài ra, sử dụng kem đánh răng giàu fluoride, để tăng cường men răng và đảm bảo răng luôn chắc khỏe.
Thói quen xấu
Răng sứ có bị mòn không là do bạn còn có những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng. Nếu bạn còn có cắn móng tay, dùng răng để mở nắp chai và nhai các vật cứng. Vì những hành động này có thể gây áp lực mạnh và làm tổn thương răng sứ.
Để miệng bị khô
Khi cơ thể không cung cấp đủ nước hoặc bị khô miệng do các bệnh lý, nước bọt ít tiết ra làm mất lớp bảo vệ tự nhiên cho răng. Điều này làm cho axit từ thức ăn có thể bám trên răng lâu ngày, khiến răng sứ trở nên dễ bị mòn và dễ bị gãy hơn.
Chải răng quá nhiều
Việc chải răng quá nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi sử dụng bàn chải lông cứng, có thể tạo ra lực ma sát mạnh lên cổ răng sứ. Điều này không chỉ mài mòn răng sứ mà còn làm mất men răng. Ngoài ra, chải răng quá mạnh theo chiều ngang tạo áp lực không đều lên bề mặt răng sứ, gây tổn thương và mòn men răng.
Tật nghiến răng
Nghiến răng là một thói quen xấu có thể mài mòn răng sứ, do răng phải chịu sức ma sát lớn. Điều này gây ra một áp lực lớn lên răng sứ, dẫn đến quá trình mài mòn nhanh hơn so với bình thường.
Cách khắc phục khi thấy răng sứ bị mòn
Răng sứ có bị mòn không tuỳ thuộc vào cách chăm sóc răng miệng và thói quen ăn uống hàng ngày. Khi đó, để hạn chế hoặc khắc phục tình trạng này người dùng cần:
Bọc răng sứ mới
Trong trường hợp răng sứ bị mòn nặng, gây khó khăn cho quá trình ăn uống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Bọc răng sứ mới là giải pháp duy nhất để khắc phục tình trạng này.
Thay răng sứ mới sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Đầu tiên là tạo ra một lớp bảo vệ mới có độ bền và độ chịu lực cao. Từ đó, răng thật được bảo vệ khỏi các tác động từ thức ăn, giảm nguy cơ mài mòn và hư hỏng.
Thứ hai,. khi răng sứ bị mòn, có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cắn và nhai thức ăn. Khi bọc răng sứ mới. Bọc răng sứ mới sẽ cải thiện, khôi phục chức năng của hàm răng, cho phép bạn ăn nhai thoải mái.
Cuối cùng, trồng răng sứ mới cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng. Răng sứ mới sẽ có màu sắc và hình dáng phù hợp với hàm răng tự nhiên của bạn, tạo nên một nụ cười trắng sáng, hài hòa và giúp bạn tự tin hơn.
Đeo máng nhai
Để khắc phục tình trạng răng sứ bị mòn do thói quen nghiến răng, một giải pháp hiệu quả là đeo máng nhai. Máng nhai được làm từ chất nhựa mềm không gây hại cho răng và lợi, bạn có thể đeo nó vào buổi tối khi đi ngủ để hạn chế tác động của việc nghiến răng.
Ngoài ra, đeo máng nhai cũng là một giải pháp lý tưởng cho những người bị trào ngược dịch vị. Khi trào ngược dịch vị xảy ra, axit dạ dày có thể tiếp xúc với răng, gây hại và mòn men răng. Bằng cách đeo máng nhai, lớp cách ly sẽ ngăn cách răng với axit dạ dày, từ đó, làm giảm nguy cơ mòn răng.
Nhai đều hai bên
Răng sứ có bị mòn không còn là nỗi lo khi bạn xây dựng được thói quen nhai thức ăn đều hai bên. Nhai một bên có thể gây ra sự mài mòn không đều trên răng sứ và gây tổn thương. Trong khi, nhai đều cả hai bên hàm sẽ giúp phân phối đồng đều lực nhai trên các răng, giảm nguy cơ mài mòn.
Ngoài ra, cần chú ý cân chỉnh khớp cắn để đảm bảo răng sứ không chịu áp lực quá lớn trong quá trình nhai. Trường hợp này sự can thiệp từ chuyên gia nha khoa sẽ giúp điều chỉnh khớp cắn sao cho phù hợp và giảm tải lực lên răng sứ.
Thay đổi cách vệ sinh răng
Khi bọc răng sứ, không nên sử dụng bàn chải lông cứng. Thay vào đó, hãy chọn bàn chải có lông mềm để chải răng. Bàn chải lông mềm sẽ giúp tránh gây tổn thương cho men răng sứ và bảo vệ bề mặt răng sứ.
Ngoài việc chọn bàn chải lông mềm, cần chải răng với lực vừa phải. Không nên áp lực quá mạnh lên răng sứ. Thay vào đó, hãy chải nhẹ nhàng theo chuyển động vòng tròn để làm sạch răng miệng.
Hơn nữa, để đảm bảo làm sạch các mảng bám khó nhìn thấy, giúp hơi thở luôn thơm mát, hãy kết hợp sử dụng chỉ nha khoa sợi dental floss và nước súc miệng. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để được tư vấn và điều chỉnh phương pháp chăm sóc răng miệng phù hợp.
Hạn chế thực phẩm không lành mạnh
Tình trạng răng sứ có bị mòn không chỉ phụ thuộc vào cách chăm sóc mà còn do thói quen sử dụng những thức ăn không lành mạnh. Để khắc phục tình trạng này, cần hạn chế sử dụng những thức ăn và thức uống có thể gây hại cho răng sứ.
Một số thức uống như nước ngọt có gas, rượu bia và các loại đồ uống có chứa đường không tốt cho răng. Các chất axit trong nước ngọt có gas và rượu bia có thể tác động tiêu cực đến men răng, làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên. Thức uống có chứa đường có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng và gây hư hại men răng sứ.
Biện pháp hạn chế tình trạng răng sứ bị mòn
Để hạn chế mòn răng sứ, những biện pháp và thói quen chăm sóc răng miệng khoa học cần được thực hiện. Bác sĩ cũng dành một số cho người dùng như:
- Hãy chải răng theo chiều dọc và sử dụng bàn chải có đầu lông tơ, mềm, mảnh. Điều này giúp bảo vệ bề mặt và tránh gây tổn thương cho men răng sứ.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thức uống có cồn và các loại thực phẩm chua, chứa axit. Nếu không thể tránh được, hãy chải răng hoặc súc miệng kỹ sau khi ăn để loại bỏ mảng bám và tác nhân gây mòn trên răng sứ.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng. Chỉ nha khoa có thể giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn một cách hiệu quả hơn, đồng thời tránh gây tổn thương cho răng sứ.
- Khô miệng có thể tăng nguy cơ mòn răng sứ. Hãy uống đủ nước trong suốt ngày để duy trì độ ẩm trong miệng.
- Xây dựng lịch thăm khám răng định kỳ, ít nhất là 6 tháng/lần, để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng miệng và tư vấn chế độ chăm sóc phù hợp. Đồng thời giúp phát hiện sớm các vấn đề và xử lý trước khi tình trạng mòn răng sứ trở nên nghiêm trọng.
Bài viết trên đây, Nha khoa Shark Dental đã giải đáp cho người dùng câu hỏi “Răng sứ có bị mòn không?”. Qua đó, bạn có thể tham khảo những biện pháp và thói quen trên đây để giúp bảo vệ răng sứ tránh bị mòn và duy trì độ bền trong thời gian dài.
>>> Các bài viết cùng chủ đề:
- Răng sứ bị ngấm nước bọt có sao không? Cách khắc phục
- Bọc răng sứ có bị rơi ra không, cách xử lý thế nào hiệu quả?
- Bọc răng sứ xong bị tụt phải làm sao – Giải pháp cải thiện hiệu quả