Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp bé ăn nhai, phát âm và tạo nền tảng cho sự mọc răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, nhiều bé gặp tình trạng răng sữa mọc lệch, gây ra những lo lắng cho cha mẹ. Vậy, răng sữa mọc lệch có ảnh hưởng gì và cha mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng này?
Tại sao răng sữa của trẻ hay mọc lệch?
Răng sữa của trẻ mọc lệch lạc do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do yếu tố di truyền hoặc các tác động từ môi trường bên ngoài. Ví dụ như ngậm ti giả, mút ngón tay, thở bằng miệng, cắn vật cứng, mất răng sữa từ sớm. Ngoài ra, khi trẻ bị chấn thương vùng mặt cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm và khiến răng mọc lệch.
Như bạn đã biết, răng sữa đóng vai trò rất quan trên cung hàm, giúp giữ chỗ để các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí trên cung hàm. Khi răng sữa mọc lệch hoặc mất sớm sẽ ảnh hưởng đến những chiếc răng kế bên trong tương lai. Do đó, bố mẹ nên sớm cho bé cải thiện tình trạng này.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ mọc lệch răng sữa từ sớm
Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng răng sữa bé mọc lệch qua cách quan sát trực tiếp, cụ thể như:
- Răng mọc xoay, lệch lạc, không thẳng hàng với những chiếc răng khác trên cùng hàm. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết khi răng mọc lệch lạc. Bố mẹ có thể quan sát rõ khi bé cười hoặc há to miệng.
- Gương mặt của trẻ không cân đối: Do sự phát triển không đồng đều của xương hàm, trẻ có thể có khuôn mặt lệch sang một bên khi nhìn nghiêng.
- Khớp cắn hở: Khi trẻ cắt chặt hai hàm, các răng cửa trên và dưới không khít nhau, tạo ra khe hở giữa các kẽ răng.
- Răng mọc chen chúc, lộn xộn do thiếu chỗ trên cung hàm. Vì vậy, các răng sữa có thể mọc chen chúc, xô đẩy nhau, tạo ra tình trạng răng khểnh, hô, móm.
- Trẻ hay cắn vào má và lưỡi do vị trí của các răng mọc lệch lạc.
Như vậy, tình trạng mọc lệch ở răng sữa sẽ rất dễ nhận biết. Bố mẹ nên thường xuyên theo dõi tình trạng bé mọc răng để nếu thấy có dấu hiệu này, sớm đưa bé đến nha khoa để được khắc phục hiệu quả.
Răng sữa mọc lệch có ảnh hưởng gì không?
Răng sữa được biết đến với nhiều chức năng khác nhau như đáp ứng tính thẩm mỹ và đảm bảo khả năng ăn nhai tốt trong giai đoạn bé phát triển. Răng sữa mọc lệch có ảnh hưởng gì không thì việc răng mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến bé qua nhiều khía cạnh như:
- Ảnh hưởng đến nụ cười của trẻ, khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp.
- Gây khó khăn cho việc nhai, cắn, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa.
- Răng mọc lệch khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, dễ dẫn đến sâu răng, viêm nướu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể của trẻ.
- Gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ, khiến trẻ nói ngọng, nói khó nghe.
- Có thể khiến trẻ tự ti, lo lắng, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển xã hội của trẻ.
Nhìn chung, răng mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, sức khỏe của răng vĩnh viễn trong tương lai cũng sẽ bị tác động rất nhiều.
Cách cải thiện tình trạng răng sữa mọc lệch mẹ cần biết
Để dự phòng và sớm xử lý các trường hợp răng mọc lệch, bố mẹ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Thăm khám bác sĩ nha khoa thường xuyên
Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, bố mẹ cần thường xuyên đưa trẻ tới thăm khám nha khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ giúp bé chăm sóc sức khỏe, đảm bảo hàm răng của bé luôn sạch sẽ và chắc khỏe. Trong trường hợp nhận thấy răng sữa không mọc thẳng, sai vị trí, bác sĩ sẽ tư vấn một số phương pháp cải thiện phù hợp.
Bước 2: Loại bỏ thói quen xấu hàng ngày của bé
Một số thói quen xấu ảnh hưởng xấu đến răng và hàm trong quá trình bé mọc răng sữa, có thể gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc bao gồm:
- Ngậm núm vú giả trong một thời gian dài.
- Mút tay, cắn ngón tay, cắn bút,…
- Thở bằng miệng.
- Thường xuyên đẩy lưỡi khi nói, nuốt.
- Ăn nhai một phía hàm.
- Thói quen nằm nghiêng về một phía.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia cho biết đây là những thói quen có thể khiến răng của bé không mọc thẳng. Cách tốt nhất để cải thiện chúng là đưa ra kế hoạch tự sửa, kết hợp cùng sự tư vấn của bác sĩ. Với kinh nghiệm trong nghề, họ sẽ giúp trẻ thay đổi thói quen, cùng với năm bắt tâm lý của trẻ để động viên giúp trẻ thay đổi.
Bước 3: Theo dõi quá trình răng của bé phát triển
Một số trường hợp có răng mọc lên lệch và được cải thiện khi răng mọc đủ hoàn toàn. Do đó, nếu thấy răng sữa mọc lệch, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Thay vào đó, theo dõi quá trình răng phát triển và kết hợp với thăm khám bác sĩ nha khoa để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Bước 4: Đến khám với bác sĩ chỉnh nha
Nếu bác sĩ yêu cầu sự can thiệp của các khí cụ nha khoa, bạn chắc chắn nên đưa bé tới nha khoa thăm khám sớm. Khi đi sớm, trẻ càng sớm bắt đầu quá trình điều trị để hàm răng đều đẹp, chắc khỏe nhanh nhất. Cùng với đó cũng sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa.
Bác sĩ đều khuyến khích trẻ nên can thiệp chỉnh nha từ 6 – 7 tuổi nếu răng vĩnh viễn mọc lệch. Đây được đánh giá là độ tuổi vàng để điều chỉnh răng về đúng vị trí như mong muốn.
Răng sữa mọc lệch có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, phát âm và sức khỏe răng miệng của trẻ. Cha mẹ cần theo dõi sự phát triển của răng sữa của trẻ và đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Việc tập cho trẻ những thói quen tốt cũng rất quan trọng để hạn chế nguy cơ răng sữa mọc lệch.