Sâu răng hàm có lỗ là một trong những bệnh lý sâu răng nghiêm trọng mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Khi sâu răng hàm có lỗ nên làm gì? Bỏ túi chi tiết cách khắc phục trong nội dung dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng hàm có lỗ
Trước khi tìm hiểu sâu răng hàm có lỗ nên làm gì, hãy cùng tìm hiểu qua một số dấu hiệu nhận biết tình trạng sâu răng hàm có lỗ. Đây là một bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ trẻ em, thanh thiếu niên cho đến những người cao tuổi.
Để nhận biết tình trạng sâu răng này bạn có thể trực tiếp quan sát bằng mắt thường với một số dấu hiệu như:
- Xuất hiện lỗ sâu to trên bề mặt răng.
- Khi lỗ sâu răng sạch bạn có thể nhìn thấy phần đáy lỗ sâu rộng hơn nhiều so với miệng lỗ.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, nướu răng bị sưng, kẽ răng và chân răng cũng có thể bị sâu.
- Mỗi khi nhai, cắn sẽ cảm nhận được tình trạng răng đau buốt, đặc biệt là khi thức ăn rơi vào lỗ sâu.
- Miệng có mùi hôi do vi khuẩn sâu răng gây ra.
Đối với tình trạng sâu răng hàm có lỗ sẽ được hình thành qua 4 giai đoạn. Bạn hãy tham khảo các giai đoạn dưới đây để dễ dàng tìm được các phương pháp điều trị kịp thời:
Giai đoạn 1: Bắt đầu hình thành sâu răng
Ở giai đoạn này vi khuẩn bắt đầu ăn mòn bề mặt răng làm cho men răng bị mất khoáng. Bề mặt răng sẽ dần xuất hiện các đốm vàng, nâu, đen nhạt… Hầu như giai đoạn này người bệnh chưa cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Giai đoạn 2: Sâu răng xuống phần ngà răng
Ở giai đoạn này, một vài lỗ sâu răng sẽ xuất hiện, sâu ăn dầu vào phía bên trong và phá hủy men răng. Các cơn đau nhức ở giai đoạn này ngày càng rõ rệt hơn. Nếu không được khắc phục kịp thời, sâu răng có thể tiến triển nặng hơn.
Giai đoạn 3: Viêm tủy răng
Khi không được điều trị ở giai đoạn 2, sâu răng sẽ tiếp tục tấn công vào sâu bên trong răng gây ra tình trạng viêm tủy, làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt. Đồng thời, mức độ đau răng ở giai đoạn này cũng liên tục răng dần, thậm chí ở một số trường hợp còn bị nhiễm trùng, viêm nướu, viêm xương…
Giai đoạn 4: Chết tủy răng
Một khi viêm tủy răng quá nặng có thể dẫn đến chân răng bị tổn thương, chết tủy. Lúc này bắt buộc bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sâu để tránh làm cho phần hoại tử trở nên nặng hơn. Đồng thời sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm ở khu vực răng hàm mặt.
Nguyên nhân khiến răng hàm bị sâu lỗ to
Răng hàm là loại răng có vị trí sâu bên trong, đóng vai trò chính trong việc nhai thức ăn. Vì vậy, khu vực răng này rất dễ bị thức ăn mắc kẹt lại. Đồng thời, vị trí răng hàm sâu bên trong khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng hàm có lỗ là do vệ sinh răng không đúng cách. Khi không vệ sinh răng sạch sẽ, các mảng bám thức ăn sẽ tồn đọng trong kẽ răng, bề mặt răng. Kết hợp cùng vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng tạo nên một loại acid gây phá hủy men răng.
Chúng sẽ ăn mòn bề mặt răng, dần ăn sâu vào thân răng gây ra các lỗ trống màu đen – được gọi là lỗ sâu răng. Tình trạng sâu răng xuất hiện lỗ hình thành khi sâu răng lâu ngày nhưng chưa được xử lý triệt để. Ban đầu lỗ sâu chỉ như một chấm đen, nhưng chúng sẽ nhanh chóng biến thành lỗ sâu lớn nếu không được can thiệp kịp thời, đúng cách.
Răng hàm sâu có lỗ gây ra ảnh hưởng gì?
Từ những chia sẻ trên có thể thấy tình trạng sâu răng hàm có lỗ là tình trạng răng đã dần trở nên nghiêm trọng. Nếu giai đoạn này bạn không đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề ảnh hưởng như sau:
- Tổn thương hệ thần kinh: Răng hàm là khu vực có hệ thần kinh, mạch máu đi qua rất nhiều ở vị trí chân răng. Vì vậy, khi sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ lan đến tủy, gây đau nhức dây thần kinh nghiêm trọng.
- Răng chết tủy: Khi sâu răng lan xuống đến tủy sẽ gây nhiễm trùng dây thần kinh, gây sưng đau và cắt đi nguồn cung cấp máu đến dây thần kinh làm cho răng bị chết tủy. Khi chết tủy bạn sẽ không còn cảm nhận được cơn đau, thay vào đó bạn sẽ đối diện với tình trạng mất răng.
- Nhiễm trùng khoang miệng: Các mô da chết trong chân răng có thể gây nhiễm trùng phần chân răng. Khi chúng lan rộng sẽ gây viêm nhiễm các tuyến trong khoang miệng, nguy hiểm hơn gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Sâu răng hàm có lỗ nên làm gì? Cách khắc phục hiệu quả nhất
Sâu răng hàm có lỗ nên làm gì là băn khoăn của rất nhiều người. Đặc biệt tình trạng răng bị sâu lỗ to chảy máu khiến nhiều người hoang mang. Trong trường hợp sâu răng hàm đã chuyển qua giai đoạn 2 xuất hiện lỗ, bạn có thể áp dụng một số cách khắc phục dưới đây.
Giảm đau sâu răng bằng thuốc kháng sinh
Dùng một số loại thuốc kháng sinh như: amoxicillin, doxycyclin, tetracyclin… kết hợp cùng metronidazol có thể giúp bạn giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp răng bị sâu và đau nặng. Ngoài ra, các nha sĩ cũng có thể sử dụng thuốc aspirin để giảm đau tạm thời.
Đối với trường hợp là trẻ em, trong các trường hợp cần thiết bác sĩ nha khoa mới sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm. Do đó, bạn hãy đến thăm khám tại các địa chỉ nha khoa uy tín để được đánh giá đúng tình trạng và tư vấn phương pháp điều trị, sử dụng thuốc phù hợp.
Hàn trám răng
Sử dụng phương pháp hàn trám lỗ răng được áp dụng trong một số trường hợp sâu chưa ăn vào tủy được bác sĩ chỉ định. Đối với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ nạo sạch phần mô răng đã bị nhiễm sâu, sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để lấp đầy các lỗ thủng. Sau đó, sử dụng đèn chiếu halogen để đông cứng vật liệu trám răng, giúp răng chắc khỏe hơn.
Điều trị tủy
Sâu răng hàm có lỗ nên làm gì khi răng đã bắt đầu sâu đến tủy? Trường hợp này cũng có cách làm tương tự như hàn trám răng, tuy nhiên, răng lúc này đã bị sâu tới tủy. Nếu răng bị sâu nằm trong vùng răng cấm, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, mở tủy, làm sạch tủy sau đó mới trám bít lại. Nếu trường hợp vết sâu quá lớn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp khác.
Bọc răng sứ
Đối với các trường hợp răng hàm xuất hiện lỗ sâu to, bọc răng sứ được xem là giải pháp bảo tồn răng tối ưu. Bác sĩ sẽ sử dụng lớp vỏ sứ có màu sắc, hình dáng y hệt răng thật bao bọc xung quanh phần cùi răng, phục hình mão sứ lên trên để ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng.
Nhổ răng và trồng thay thế
Trong các trường hợp răng hàm bị sâu lỗ mức độ nghiêm trọng, diễn ra tình trạng viêm nhiễm gần hết răng và không còn khả năng răng phục hồi thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Nhổ răng trong trường hợp này nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Sau đó, bạn sẽ phải cần trồng răng thay thế để duy trì chức năng nhai cũng như tính thẩm mỹ của hàm răng.
Hy vọng với những nội dung chia sẻ trên đây, bạn đã giải đáp được băn khoăn sâu răng hàm có lỗ nên làm gì. Hãy chăm sóc đúng cách và theo dõi răng miệng thường xuyên để thăm khám tại các địa chỉ nha khoa uy tín ngay khi cảm nhận được dấu hiệu của sâu răng hàm để được chữa trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.