sharkdental

Sealant trong nha khoa là gì? Khi nào nên làm Sealant?

Sức khỏe răng miệng của trẻ em thường bị ảnh hưởng bởi bệnh lý sâu răng. Lúc này, Sealant chính là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng sâu răng hiệu quả. Vậy Sealant trong nha khoa là gì và khi nào nên thực hiện? Cùng sharkdental.vn bảo vệ sức khỏe răng miệng khỏi bệnh lý sâu răng sau khi tìm hiểu rõ hơn về Sealant trong bài viết này.

Sealant là gì?

Sealant hay còn được gọi là trám bít hố rãnh. Là một lớp màng bảo vệ trong suốt được phủ lên bề mặt nhai của răng, đặc biệt là răng hàm và tiền hàm. Mục đích chính của Sealant trong nha khoa là để ngăn ngừa sâu răng bằng cách tạo ra rào cản vật lý giữa vi khuẩn và các khe rãnh trên răng. 

Ở trẻ em, Sealant có thể ngăn ngừa sâu răng tới 80% và ở người lớn là 60%. Vật liệu dùng để làm Sealant có thể là cement thủy tinh hoặc composite. Chất này sẽ tồn tại lâu dài trong khoang miệng nếu như được chăm sóc tốt. Đặc biệt, Sealant rất an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Suốt quá trình thực hiện, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức hay khó chịu, thay vào đó là cảm giác thoải mái.

Sealant là biện pháp sử dụng vật liệu trám bít lên hố rãnh để ngăn ngừa sâu răng xảy ra
Sealant là biện pháp sử dụng vật liệu trám bít lên hố rãnh để ngăn ngừa sâu răng xảy ra

Vì sao Sealant có công dụng ngăn ngừa sâu răng?

Hầu hết thức ăn sẽ đọng lại bề mặt răng, đặc biệt ở vị trí hố rãnh. Khi để lâu sẽ tạo thành vi khuẩn ăn mòn men răng và xuất hiện những lỗ sâu răng. Sử dụng vật liệu trám để làm Sealant sẽ giúp lấp đầy các hỗ rãnh trên bề mặt răng. Điều này giúp bề mặt răng trở nên láng bóng và ngăn ngừa được mảng bám tích tụ gây sâu răng.

Bên cạnh đó, vật liệu dùng để Sealant  còn giúp phóng thích Fluor. Qua đó giúp bảo vệ men răng, làm men răng chắc khỏe hơn và giúp chống lại sự ăn mòn của acid gây sâu răng.

Nên làm sealant cho răng nào?

Thông thường, Sealant  thường được sử dụng ở những vị trí răng có nguy cơ cao bị sâu răng, ví dụ như răng vĩnh viễn ở vị trí số 6, 7. Tuy nhiên, đối với những chiếc răng khác có hố và rãnh trên bề mặt, hay quá trình vệ sinh răng miệng ở trẻ không tốt, bạn cũng có thể thực hiện Sealant  để giúp ngăn ngừa sâu răng xảy ra.

Ngoài răng vĩnh viễn, bạn cũng có thể thực hiện Sealant  ở những chiếc răng sữa để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sâu răng xảy ra. Để biết chính xác Sealant cho những răng nào, bạn nên thăm khám nha khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể dựa vào tình trạng răng miệng của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Sealant thường được dùng cho những vị trí răng có nhiều hố rãnh và dễ bị sâu
Sealant thường được dùng cho những vị trí răng có nhiều hố rãnh và dễ bị sâu

Sealant nên làm khi nào?

Thời điểm lý tưởng để thực hiện Sealant là ngay khi răng hàm vĩnh viễn đầu tiên – răng số 6 mọc lên, thường vào độ tuổi từ 6 – 7. Đối với những chiếc răng vĩnh viễn khác, nên trám bít ngay sau khi chúng xuất hiện, khoảng từ 11 – 14 tuổi. Ngoài ra, người trưởng thành cũng có thể thực hiện Sealant khi có những hố rãnh sâu và chưa bị sâu răng.

Quá trình làm sealant trong nha khoa có phức tạp không?

Quá trình trám Sealant không phức tạp và được thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng vài phút cho một răng.

Đầu tiên, răng sẽ được vệ sinh sạch sẽ, sau đó làm khô và cách ly với nướu bằng một lớp gel chuyên dụng. Chất Sealant dạng lỏng sẽ được bôi trực tiếp lên bề mặt răng, sau đó được làm khô và cứng lại bằng đèn chiếu đặc biệt.

Sau khi Sealant đã cứng lại, bác sĩ sẽ kiểm tra xem nó có phủ đều lên khắp bề mặt răng hay không và tiến hành điều chỉnh lại khi cần thiết. Phương pháp này khác với trám răng sâu vì bác sĩ không cần làm sạch lỗ sâu, nên mọi người sẽ không cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình trám.

Làm sealant trong nha khoa có dễ bong không?

Sealant có thể duy trì hiệu quả từ 2 – 3 năm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, vị trí răng, kỹ thuật bôi Sealant, cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống. Trong trường hợp nhận thấy Sealant sắp bị bong tróc, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và khắc phục khi cần thiết. Tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo thói quen thăm khám răng miệng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng và miếng trám lâu bền nhất.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi làm sealant

Việc chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi làm Sealant rất quan trọng để bảo đảm Sealant bám dính tốt và kéo dài tuổi thọ của nó. Dưới đây là một số lưu ý trong cách chăm sóc răng miệng:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa Fluor. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày sau mỗi bữa ăn để vệ sinh kẽ răng và bề mặt nhai một cách tốt nhất.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn đồ ngọt và thức ăn dính vì chúng có thể bám vào Sealant, nhằm tạo điều kiện gây sâu răng. Thay vào đó, ăn nhiều trái cây, rau củ và uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Bố mẹ cần đưa bé tới thăm khám nha khoa định khoảng 6 tháng/1 lần. Điều này giúp bé được kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể và miếng trám Sealant.
Thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ
Thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ

Sealant trong nha khoa là biện pháp phòng ngừa sâu răng đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm. Việc thực hiện Sealant định kỳ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, duy trì nụ cười rạng rỡ và tự tin. Bạn nên sớm đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn và thực hiện Sealant ngay nhé.

>>> Các bài viết cùng chủ đề: Bị mẻ răng cửa phải làm sao? Cách xử lý tình trạng mẻ răng cửa

TIN TỨC MỚI