Đau răng là tình trạng không hiếm gặp, gây phiền toái, khó chịu cho nhiều người. Ngoài sự cần sự can thiệp từ nha khoa, dân gian ta vẫn thường truyền nhau câu thần chú chữa đau răng hiệu quả. Dù thuộc tính tâm linh nhưng lại mang lại kết quả chữa bệnh không ai ngờ tới, chi tiết sẽ được Shark Dental chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Câu thần chú chữa đau răng hiệu quả
Thần chú là những câu nói có sức mạnh huyền bí, có thể kết nối với thần linh, thu hút năng lượng tích cực, giúp bệnh tật được chữa lành. Dưới đây là câu thần chú từ đạo Phật, dùng để tiêu trừ, giải thoát và tiêu tan đi những đau khổ bệnh tật, trong đó có đau răng:
Cúi đầu lễ Phật Di Đà. Dược Sư hải hội cùng là Quan Âm.
Mở khai đức rộng thậm thâm, xót thương pháp giới lỗi lầm cứu con.
Thân tật bệnh mỏi mòn đau yếu, vì huyễn thân trì níu nghiệp trần.
Chí thành lạy Phật ân cần, cầu cho tật bệnh giảm lần hiểm nguy.
Hoặc tội ác khinh khi Tam Bảo, miệng hung hăng chẳng kể Thánh Thần.
Tạo nhiều oan nghiệp xoay vần, nhồi căn trả quả chịu phần ốm đau.
Lúc mê muội cầm dao mổ xẻ, chặt nấu bầm giết hại chúng sanh.
Món ăn vừa miệng ngon lành, ngày nay thọ bệnh tử sanh đáo đầu.
Dẫy đầy oan nghiệp thẩm sâu, xét ra mới biết từ lâu lỗi lầm.
Kiếp tạo ác lung lăng không kể, nay ốm đau làm lễ khẩn cầu.
Cho hay nhân quả nhiệm mầu, giống chi hưởng nấy tránh đâu khỏi nàn.
Nay sám hối lập đàn cầu nguyện, đức từ bi linh hiển độ con.
Nhẹ nhàng các nghiệp tiêu mòn, thân này dứt hết chẳng còn ốm đau.
Quả nhơn chẳng trước thời sau, gặp cơn báo ứng chậm mau mấy hồi.
Nay con sám hối đã rồi, tu hành theo Phật đền bồi tội xưa.
Từ nay việc ác nguyên chừa, nguyên làm việc thiện ngăn ngừa vong tâm.
Bao nhiêu oan nghiệp lỗi lầm, con xin sám hối thân đêm ngày.
Bệnh căn qua khỏi nạn tai, Quy y Tam Bảo trì trai tu hành.
Nguyện về Tịnh Độ lạc thành, cầu cho thoát khỏi tử sanh luân hồi.
Cõi trần khổ não lắm thôi, quyết lòng niệm Phật về nơi sen vàng.
(Trích: Video Sám Cầu Tật Bệnh Tiêu Trừ – Thích Phước Thiện)
Thực hư câu thần chú chữa đau răng có hiệu quả thật không?
Từ góc độ tâm lý, việc đọc hoặc niệm thần chú để chữa đau răng có thể làm cho người bệnh cảm thấy bình tĩnh và thư giãn hơn, từ đó giảm đi cảm giác đau đớn. Tuy vậy, xét về mặt khoa học, đây không phải là giải pháp hiệu quả để điều trị đau răng triệt để.
Theo bác sĩ, thần chú không thể thay thế cho các phương pháp điều trị chuyên sâu. Nếu gặp đau răng do sâu răng, viêm nướu hoặc các vấn đề khác liên quan đến bệnh lý răng miệng, bạn cần đến gặp nha sĩ để được khám và điều trị. Điều này không chỉ áp dụng cho các vấn đề răng miệng mà còn cho tất cả các vấn đề sức khỏe.
Sử dụng các phương pháp y khoa sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua khó chịu, đau đớn do bệnh tật gây ra. Còn việc điều trị bằng các biện pháp chưa được kiểm chứng có thể làm tình hình bệnh tình trở nên nặng hơn và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, tuy có thể có những hiệu quả ngắn hạn, nhưng để đảm bảo sức khỏe và tránh các biến chứng đang tiềm ẩn, bạn nên tìm đến các phương pháp điều trị chuyên nghiệp và khoa học.
Mẹo dân gian chữa đau răng nhanh tức thì
Ngoài câu thần chú, trong dân gian còn lưu truyền những phương pháp chữa đau răng mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Dưới đây là 5 cách giảm đau răng hiệu quả:
Chườm đá
Một phương pháp giảm đau răng đơn giản là sử dụng đá lạnh. Phương pháp này không chỉ giúp giảm cơn đau nhanh chóng mà còn làm giảm sưng hiệu quả. Cách làm như sau:
- Lấy một vài viên đá lạnh và đặt vào một túi chườm hoặc một chiếc khăn mỏng.
- Áp túi chườm lên lên vùng má ở bên ngoài gần răng đau trong khoảng thời gian 15-20 phút, và lặp lại quy trình này nhiều lần trong ngày.
Khi sử dụng đá lạnh để chườm, hãy lưu ý không để túi chườm ở cùng một vị trí trong thời gian dài. Thay vào đó, hãy di chuyển nhẹ nhàng túi chườm theo hình vòng tròn để tránh gây bỏng lạnh.
Súc miệng bằng nước muối
Muối là một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp gia đình và có khả năng kháng khuẩn cao. Do đó, nguyên liệu này có thể được sử dụng như một phương pháp tạm thời để chữa đau răng ngay tại nhà.
Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần hòa tan một thìa muối ăn vào một cốc nước ấm, sau đó sử dụng dung dịch muối này để súc miệng hàng ngày. Nước muối có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và vi trùng gây hại trong khoang miệng, giúp giảm hiện tượng hôi miệng hiệu quả.
Nhai bạc hà
Lá bạc hà chứa chất gây tê tự nhiên, có tác dụng làm giảm đau nhức răng một cách nhanh chóng. Để sử dụng lá bạc hà để chữa đau răng, bạn cần chuẩn bị và thực hiện như sau:
- Hãm một ít lá bạc hà khô trong nước sôi trong khoảng 10-15 phút để tinh dầu trong lá hòa tan với nước.
- Sau đó, sử dụng dung dịch này để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày. Bạn nên duy trì thực hiện liên tục trong ít nhất một tuần để có kết quả tốt nhất.
Súc miệng nước lá ổi
Lá ổi chứa thành phần Astringents, có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Do đó, nhiều người đã áp dụng hai cách sau đây để chữa đau răng:
- Cách 1: Lấy 3 – 5 lá ổi non, rửa sách và để ráo nước. Sau đó, bạn dùng lá ổi nhai trực tiếp. Quá trình nhai lá ổi sẽ giải phóng các chất kháng khuẩn và kháng viêm từ lá, giúp làm giảm đau răng.
- Cách 2: Hái vài lá ổi non, giã nhuyễn cùng với một ít muối. Tiếp theo, cho hỗn hợp này vào một ít nước ấm và lọc bã để lấy phần nước. Bạn có thể sử dụng tăm bông chấm vào nước, sau đó thoa lên vùng đau răng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên thực hiện quy trình đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày.
Súc miệng bằng Hydrogen Peroxide – Oxy già
Hydrogen Peroxide, hay còn được gọi là oxy già là một loại dung dịch sát khuẩn có khả năng chữa đau răng mà ít người biết đến. Ngoài khả năng kháng khuẩn và giảm nhiễm trùng, oxy già còn có thể giảm đau răng đáng kể. Phương pháp giảm đau răng bằng cách súc miệng bằng Hydrogen Peroxide được thực hiện như sau:
- Bạn chỉ cần sử dụng một miếng bông gòn thấm đủ lượng oxy già và đặt nó ngay vị trí răng đau.
- Giữ miếng bông gòn trong khoảng 1 phút, sau đó nhổ đi và súc miệng lại với nước sạch.
Cần lưu ý rằng tất cả các mẹo chữa đau răng tại nhà chỉ mang tính tạm thời và không thay thế được việc điều trị từ bác sĩ nha khoa. Bên cạnh đó, kết hợp các câu thần chú chữa đau răng cũng là cách để giữ tinh thần luôn được lạc quan, quên đi cơn đau.
Tuy nhiên, đau răng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nha khoa nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện hoặc nha khoa để được khám và điều trị một cách chính xác và toàn diện.