Phương pháp trồng răng được áp dụng khi răng cấm bị mất, nhằm khôi phục lại chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và sức khỏe cho cả cung hàm. Tuy nhiên, trồng răng cấm có đau không là một điều khiến nhiều người lo lắng. Hãy cùng theo dõi bài viết trả lời dưới đây để không phải đắn đo trước quyết định của mình nhé!
Tại sao phải trồng răng cấm?
Răng cấm, hay còn được gọi là răng cối lớn, mọc ở vị trí số 6 và số 7 trên cung hàm. Răng cấm có vai trò quan trọng trong quá trình nghiền nát thức ăn. Khác với răng sữa, răng cấm chỉ mọc một lần duy nhất và bắt đầu mọc từ lúc 6 tuổi. Do có mối liên kết và vị trí gần với thống dây thần kinh, răng cấm không thể nhổ bỏ một cách tùy tiện.
Nếu mất đi răng cấm, sau một thời gian sẽ nhận thấy những ảnh hưởng đáng kể. Vì vậy, cần áp dụng phương pháp trồng răng để khôi phục nếu không sẽ gây ra một số hậu quả như:
- Giảm lực nhai: Theo các bác sĩ, răng cấm đóng góp một phần quan trọng trong quá trình nhai thức ăn. Mất răng cấm tức là mất bị răng chủ đạo trong việc cắn xé thức ăn, dẫn đến lực nhai bị giảm sút.
- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa: Việc thức ăn không được nhai và nghiền kỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn để xử lý thức ăn chưa được nghiền nhuyễn, từ đó gây viêm đại tràng, đau dạ dày và các vấn đề khác.
- Tiêu xương hàm: Mất răng cấm về lâu dài sẽ tiêu biến xương hàm ở vị trí đó. Biểu hiện có thấy đó là má hóp lại, cơ mặt chảy xệ và khung xương mặt không cân đối.
- Sự xáo trộn trong khớp cắn: Mất răng cấm làm thay đổi vị trí của các răng khác, dẫn đến sự xáo trộn trong khớp cắn và gây khó khăn khi nhai và nói.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Tại vị trí răng mất, thức ăn dễ bám vào có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng và các vấn đề khác trong miệng.
Để ngăn ngừa các vấn đề nguy hiểm này, bác sĩ khuyến nghị trồng răng giả vào vị trí đã mất. Hiện nay, có hai phương pháp trồng răng cấm chủ yếu được áp dụng là cầu răng sứ và trồng răng Implant. Việc nên lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu của mỗi người.
Đối tượng nào nên trồng răng cấm?
Khi mất răng, phương pháp khắc phục tối ưu nhất là trồng răng. Tuy nhiên, để trồng răng cấm, khách hàng cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:
- Răng cấm đã hoàn toàn mất và không thể khôi phục lại.
- Khách hàng cần có sức khỏe răng miệng tốt và khung xương hàm chắc chắn. Điều này là quan trọng để thực hiện phương pháp cấy ghép trụ Implant.
- Thông thường, bà bầu và trẻ nhỏ không phù hợp để trồng răng cấm, vì khuôn hàm của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ và việc trồng răng có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong trường hợp của bà bầu.
- Phải có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường,…Để đảm bảo cơ thể chịu đựng được trong quá trình phẫu thuật và hồi phục sau đó.
Những yêu cầu về sức khỏe là quyết định xem bạn có thể trồng răng cấm hay không. Điều này đảm bảo rằng quá trình trồng răng cấm được thực hiện an toàn và mang lại kết quả tốt nhất.
Trồng răng cấm giá bao nhiêu?
Chi phí làm răng cấm sẽ tùy thuộc vào từng phương pháp. Trong đó, trồng răng trên trụ Implant có giá đắt hơn cầu răng sứ. Cụ thể:
- Chi phí để trồng răng cấm bằng phương pháp Implant sẽ phụ thuộc vào loại trụ Implant và loại răng sứ mà khách hàng lựa chọn. Giá trồng răng Implant tại các nha khoa hiện nay dao động từ 13.000.000 VNĐ – 35.000.000 VNĐ cho mỗi răng (bao gồm cả trụ Implant và răng sứ).
- Trồng răng cấm bằng phương pháp cầu răng sứ có chi phí rẻ hơn nên đáp ứng yêu cầu của nhiều người. Mức giá dao động từ 3.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào số lượng răng cần trồng và loại vật liệu sứ được lựa chọn.
Trồng răng cấm có đau không?
Khi chưa trồng răng, chắc hẳn sẽ có nhiều người lo lắng trồng răng cấm có đau không. Tuy nhiên nhờ vào kỹ thuật, máy móc công nghệ hiện đại, quá trình trồng răng cấm sẽ không đau và rất nhẹ nhàng
Những ngày đầu tiên sau khi trồng răng giả, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu. Đây là biểu hiện bình thường sau khi mới trồng răng sứ. Cảm giác đau và khó chịu này có thể do quá trình làm lành vết thương hoặc nướu chưa kịp thích nghi. Cần khoảng vài tuần sau đó để nướu của bạn thích nghi hoàn toàn với răng giả mới. Vết sưng và cảm giác đau nhức sẽ giảm dần cũng thế giảm dần.
Tuy nhiên, nếu không thấy cải thiện, bạn nên đến gặp nha sĩ để thăm khám và xử lý kịp thời. Để đảm bảo kết quả trồng răng được hiệu quả và an toàn, chuyên gia khuyến cáo nên lựa chọn các nha khoa uy tín. Tại đó, quá tình trồng răng được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sử dụng các máy móc hỗ trợ hiện đại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác đau khi trồng răng cấm
Một số yếu tố quyết định tới trồng răng cấm có đau không:
- Tay nghề của bác sĩ: Trồng răng cấm có đau không phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật thực hiện của bác sĩ. Bác sĩ có chuyên môn sẽ có kế hoạch cắm ghép Implant vừa khít cũng như đưa ra tỉ lệ mài răng chính xác.
- Cơ địa của mỗi người: Một số khách hàng chỉ cảm thấy hơi khó chịu khi trồng răng giả, một số trường hợp khác lại đau nhức không thể chịu được. Lúc này, bác sĩ sẽ cần phải kê thuốc giảm đau, chống viêm, kháng viêm để khách hàng có thể thoải mái sinh hoạt bình thường.
- Công nghệ, trang thiết bị hỗ trợ: Trang thiết bị hỗ trợ góp phần quyết định đến việc trồng răng cấm có đau không. Với những nha khoa có cơ sở máy móc hiện đại, ca phẫu thuật sẽ được diễn ra nhanh gọn, chính xác giảm thiểu đau nhức cho khách hàng.
- Phương pháp thực hiện: Mỗi phương pháp sẽ có cách thức điều trị khác nhau. Cấy răng Implant đòi hỏi có xâm lấn đến xương hàm còn cầu răng sứ tác động đến men răng nên mức độ trạng thái đau khác nhau.
- Cách chăm sóc: Sau quá trình trồng răng, khách hàng cần có chế độ chăm sóc hợp lý. Nếu không, các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu xuất hiện có thể gây đau nhức kéo dài.
Quy trình trồng răng cấm an toàn và hiệu quả
Các phương pháp phục hình răng có thể khác nhau, và quy trình trồng răng cấm cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng phương pháp. Tuy nhiên, bất kể phương pháp nào, nha sĩ luôn phải tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế. Dưới đây là các bước quan trọng trong quy trình trồng răng cấm hiện nay:
- Bước 1: Khám răng tổng quát
Bước này giúp nha sĩ xác định tình trạng răng của khách hàng và tư vấn phương pháp phục hình răng cấm phù hợp nhất.
- Bước 2: Lên phác đồ trồng răng cấm
Phác đồ dựa trên nhu cầu, tình trạng răng và điều kiện tài chính của khách hàng. Nha sĩ sẽ thống nhất với bạn về thời gian thực hiện, vị trí trồng răng, mức chi phí và các yếu tố khác liên quan.
- Bước 3: Vệ sinh và lấy dấu răng
Bước này, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng để đảm bảo quá trình trồng răng không bị nhiễm trùng. Tiếp theo, khách hàng được chụp lấy dấu răng bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại. Sau đó, thông tin về dấu răng sẽ được gửi về phòng labo để thiết kế răng sứ.
- Bước 4: Trồng răng cấm theo phương pháp phù hợp
Bạn sẽ được nha sĩ trồng răng theo phương pháp đã được quy định trước. Quy trình này thường được thực hiện tại phòng khám nha khoa chuyên biệt để đảm bảo an toàn.
- Bước 5: Đánh giá răng và hoàn tất việc phục hình
Để đảm bảo răng mới đạt được mục tiêu thẩm mỹ và chịu lực tốt. Nha sĩ sẽ phải đánh giá độ khít giữa mão sứ và nướu. Ngoài ra, cần chắc chắn rằng khớp cắn chính xác và khách hàng đã cảm thấy thoải mái, không bị cộm khi gắn răng sứ. Cuối cùng, khi đã hoàn tất việc phục hình, nha sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng mới trồng và đưa lịch tái khám cụ thể.
Cách giảm đau sau khi trồng răng cấm
Tình trạng đau sau khi cấy răng giả là phản ứng bình thường của cơ thể, để hỗ trợ trong quá trình hồi phục dưới đây là một số biện pháp giảm đau có thể áp dụng. Nếu tình hình không tiến triển tốt, ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải quyết kịp thời.
Ăn các loại thực phẩm dạng lỏng, mềm
Để không làm tình trạng đau trở nên nặng hơn, nên ăn uống các loại thức ăn dạng mềm như cháo, súp, canh… Ngoài ra, hãy sử dụng các loại nước uống ít đường và uống ấm.
Bên cạnh đó, hãy bổ sung các loại vitamin, canxi, hoa quả, sữa chua… vào chế độ ăn hàng ngày. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe cơ thể mà còn giúp bạn có một khẩu phần ăn ngon miệng hơn.
Tuyệt đối không nên ăn những thức ăn cứng, dẻo, nhiều dầu mỡ. Tránh các loại đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê, trà hay thuốc lá. Những loại thực phẩm này gây kích thích cho vùng cấy ghép răng, gây khó chịu, đau nhức và làm chậm quá trình hồi phục.
Chườm đá lạnh
Chườm đá có tác dụng làm co mạch máu và tê cơn đau, từ đó giảm viêm và giảm các vết bầm tốt. Phương pháp này có thể mang lại cảm giác dễ chịu và giảm đau trong quá trình hồi phục.
Bạn có thể bỏ một vài viên đá vào túi chườm và chườm nhẹ lên vùng đau. Cần lưu ý tránh để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da. Để có hiệu quả tốt nhất, hãy thay đá mới sau khoảng 20 phút để giữ nhiệt độ và tác dụng mát lạnh của đá.
Uống thuốc giảm đau
Trong trường hợp bạn gặp tình trạng ê ẩm sau 1 đến 2 ngày trồng răng cấm, hãy sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm mà bác sĩ đã kê đơn trước đó. Hãy nhớ sử dụng đúng liều lượng và thời gian theo đúng chỉ định. Quan trọng là không nên tự ý mua thuốc giảm đau mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Qua bài viết trên, khách hàng đã có câu trả lời cho câu hỏi “Trồng răng cấm có đau không?”. Ngoài ra, với những chia sẻ về cách giảm đau cũng như nguyên nhân, hy vọng bạn sẽ có được kế hoạch điều trị và chăm sóc tốt nhất, mang lại hiệu quả và an toàn cao. Theo dõi Nha khoa Shark dental mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức về răng miệng nhé!
>>> Các bài viết cùng chủ đề:
- Trồng răng sứ cố định có đau không?
- Trồng răng Implant bị sưng gây hậu quả gì? Bao lâu thì hết?
- Có nên trồng răng Implant Hàn Quốc không? Giá bao nhiêu?