Trồng răng sứ là phương pháp giúp khôi phục lại dáng răng, đảm bảo cho cả hàm được khỏe mạnh và ăn uống bình thường. Tuy nhiên, quá trình trồng răng có xâm lấn đến răng và xương hàm nên nhiều người lo lắng sẽ gây đau nhức và khó khăn trong sinh hoạt. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp trồng răng sứ cố định có đau không để khách hàng được hiểu rõ.
Giới thiệu về phương pháp trồng răng sứ cố định
Trồng răng sứ là một phương pháp phục hình răng cố định, được sử dụng để thay thế những chiếc răng bị mất, mang lại sự hoàn chỉnh cho hàm răng về cả mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Hiện nay, có hai phương pháp chính là làm cầu răng sứ và trồng răng sứ trên implant (cấy ghép răng implant).
- Đối với cầu răng sứ, quá trình này thường bắt đầu bằng việc sử dụng hai chiếc răng cạnh bên để làm trụ. Sau đó, bác sĩ sẽ tạo ra cầu răng sứ để che phủ lên khoảng trống của răng bị mất. Cầu răng này có thể bao gồm từ 2 đến 4 răng liền nhau, tùy thuộc vào tình trạng của hàm răng và mong muốn phục hình của khách hàng.
- Về trồng răng implant, đây là một phương pháp tạo ra một chân răng giả thay thế cho răng đã mất bằng cách gắn một trụ titan vào xương của răng. Sau khi trụ titan gắn vào xương và tạo thành một cấu trúc vững chắc, bước tiếp theo là đặt một mão sứ lên trụ để hoàn thiện quá trình phục hình.
Tuy nhiên, cả hai phương pháp trồng răng này có xâm lấn đến men răng thật và xương hàm. Do đó, phần men răng sau khi áp dụng phương pháp này sẽ không còn được sản sinh thêm. Nhưng khách hàng hãy yên tâm, trước khi điều trị, bác sĩ sẽ khám tổng quát để xem xét đủ điều kiện trồng răng hay không.
Nguyên nhân khiến nhiều người bị đau khi trồng răng sứ cố định
Một số trường hợp gặp tình trạng đau nhức, khó chịu khi trồng răng sứ. Bác sĩ nha khoa cho biết trồng răng sứ cố định có đau không sẽ phụ thuộc vào một yếu tố hay nguyên nhân sau đây:
Mài răng quá tỷ lệ cho phép
Tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và tay nghề mài răng của bác sĩ nha khoa, trồng răng có thể đau hoặc không. Mỗi người có cấu trúc và độ chắc khỏe của men răng khác nhau. Do đó, tỷ lệ mài răng trên lý thuyết không thể áp dụng chung cho mọi trường hợp. Điều này có thể tạo ra nguy cơ mắc sai sót cao hơn nếu quá tin vào tỷ lệ mài răng trên lý thuyết.
Nếu cầu răng sứ được thực hiện bởi những bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm, có thể xảy ra tình trạng mài răng quá mức, gây tổn thương lớn cho men răng. Kết quả là, làm lộ ngà răng và gây ra cảm giác ê buốt.
Khớp cắn quá cao
Sau khi thực hiện trồng răng sứ, nếu có cảm giác đau kéo dài thì có thể liên quan đến khớp cắn. Nếu kích thước của chiếc răng sứ mới không đúng chuẩn so với các răng thật, có thể tạo ra áp lực không đều lên xương hàm và gây đau nhức. Điều chỉnh khớp cắn là một trong những kỹ thuật khó trong quá trình làm cầu răng vì vậy yêu cầu nha sĩ phải có chuyên môn và kinh nghiệm vững chắc.
Sâu răng
Cơn đau sau khi trồng răng có thể do sự tồn tại của sâu răng trong răng trụ. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng nếu chăm sóc răng miệng tốt và đảm bảo chất lượng của cầu răng sẽ giảm tỷ lệ gặp phải triệu chứng đau do sâu răng.
Quá trình cố định cầu răng bằng nẹp răng sẽ được bịt kín bằng keo nha khoa, trong khi thân răng sứ có khả năng chống lại hầu hết các loại vi khuẩn. Do đó, khả năng sâu răng xâm nhập vào hệ thống răng trụ và cầu răng là rất thấp.
Tuy nhiên, khi thân răng sứ bị nứt hoặc lớp keo nha khoa bị hở mà không được khắc phục kịp thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra sâu răng. Cơn đau sẽ xuất hiện và lúc này khách hàng cần ngay lập tức đến nha khoa để bác sĩ xử lý.
Tật nghiến răng
Nghiến răng xảy ra trong khi ngủ hoặc trong lúc căng thẳng. Thói quen này vô tình tạo ra một áp lực mạnh lên răng và cầu răng, thậm chí lan xuống cả xương hàm. Theo thời gian, có thể gây ra đau đớn, tổn thương cho cấu trúc răng và xương hàm.
Để giảm tác động của nghiến răng, hãy sử dụng máng răng. Điều này giúp giảm áp lực lên cầu răng và giảm nguy cơ gãy hoặc tổn thương xương hàm. Nếu bạn gặp triệu chứng đau kéo dài hoặc có bất kỳ vấn đề nào bất thường liên quan đến cầu răng, nên thăm bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Trồng răng sứ cố định có đau không?
Thực tế, trong quá trình trồng răng, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ và máy móc để can thiệp vào răng và xương hàm. Do đó, trồng răng sứ có thể gây ra triệu chứng đau nhức và khó chịu.
Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật nha khoa hiện đại, khách hàng không cần phải quá lo lắng. Trước khi tiến hành trồng răng sứ, bác sĩ sẽ tiêm tê tại vị trí phục hình. Bạn không cảm nhận được đau đớn hoặc khó chịu trong quá trình thực hiện. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, việc có đau hay không và thời gian hết đau phụ thuộc vào từng phương pháp trồng răng.
Cầu răng sứ
Trong quá trình trồng răng sứ, bác sĩ sẽ thực hiện mài cùi răng để tạo trụ cầu nâng đỡ mão răng sứ. Việc mài răng có thể khiến khách hàng cảm thấy hơi ê nhức, vì một phần men răng sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên, quá trình gắn răng sứ lên răng thường không gây đau hay khó chịu đáng kể.
Khi tiến hành mài răng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để làm tê vùng răng sẽ được mài. Do đó, bạn sẽ không cảm nhận đau nhức trong lúc này. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, sẽ có cảm giác ê răng tại vị trí răng đã được mài. Cảm giác này thường sẽ mất đi sau 1-2 ngày.
Trồng răng Implant
Trong phương pháp trồng răng sứ trên implant, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ implant vào xương hàm. Sau một thời gian để trụ implant gắn cố định với xương, mão răng sứ sẽ được gắn lên trụ implant. Đau nhức thường xuất hiện khi bác sĩ tiến hành quá trình cấy ghép trụ implant để thay thế chân răng.
Cũng giống như cầu răng sứ, bạn sẽ được gây tê nên không cảm nhận được cơn đau. Tuy nhiên, sau khi quá trình cấy ghép hoàn tất, cảm giác đau mạnh có thể xuất hiện tại vị trí cấy ghép trong khoảng thời gian 1-2 ngày đầu. Sau đó, tình trạng này sẽ giảm dần và hết đi sau khoảng 4-5 ngày.
Quan trọng là sau khi phục hình xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc để giảm đau nhức và khó chịu. Điều này sẽ giúp bạn có quá trình phục hồi thuận lợi và duy trì hiệu quả một cách tối đa.
Cách giảm cơn đau nhức khi trồng răng sứ cố định
Ngoài biết được trồng răng sứ cố định có đau không, mọi người nên tìm hiểu về cách giảm đau khi gặp phải triệu chứng này. Mặc dù chỉ là giải pháp tạm thời nhưng bằng những cách dưới đây, bạn có thể cảm thấy cơn đau nhẹ nhàng hơn cho đến khi tự hồi phục dần.
Uống thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau và chống viêm được bác sĩ kê đơn nhằm giảm khó chịu và mang lại cảm giác thoải mái trong vài ngày đầu. Tuy nhiên, cần tuân thủ dùng đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chườm đá tại vị trí đau
Trong 1 – 2 ngày đầu, nếu cảm thấy đau nhức, bạn có thể sử dụng một khăn sạch bọc đá để chườm lên vị trí đau. Lưu ý chỉ thực hiện trong 20 phút để không làm tổn thương đến răng sứ.
Chế độ ăn uống khoa học
Do vị trí trụ titan cấy ghép còn yếu và không chịu được áp lực khi nhai quá mạnh. Nên bạn cần ăn thức ăn lỏng và mềm, hạn chế đồ uống có đường, chất kích thích và thức ăn quá nóng trong một thời gian.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để tránh nguy cơ nhiễm trùng và đau răng sau khi cấy ghép implant, cần duy trì vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ. Một điều quan trọng cần lưu ý là sau khi tiến hành phẫu thuật trong khoảng 1 tuần, bạn không nên súc miệng bằng nước muối sinh lý. Thay vào đó, hãy sử dụng nước súc miệng chuyên dụng được chỉ định bởi bác sĩ.
Không hút thuốc lá, rượu bia
Hút thuốc lá có thể làm tan cục máu đông, gây chảy máu vùng cấy ghép và nguy cơ nhiễm trùng cao. Vì vậy, hãy dừng hút thuốc ít nhất 1 tháng trước và sau khi bạn tiến hành trồng răng.
Ngoài ra, uống rượu, bia cũng có thể gây sưng tấy quanh vết mổ. Điều này làm tăng nguy cơ tiêu xương vùng cấy ghép và ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào tạo xương. Kết quả có thể là khả năng liên kết của trụ implant với xương hàm giảm đi và dẫn đến trụ implant bị lệch khỏi xương hàm.
Như vậy bài viết trên, sharkdental.vn đã giải đáp câu trả lời cho câu hỏi trồng răng sứ cố định có đau không. Hy vọng, qua đây giúp bạn tìm được những giải pháp hạn chế tình trạng đau nhức, ê buốt khi trồng răng sứ.
>>> Các bài viết cùng chủ đề: