Viêm lợi trùm là tình trạng thường gặp khi mọc răng khôn, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như việc ăn uống của người bệnh. Viêm lợi trùm có tự khỏi được không và cách xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thông tin chi tiết về bệnh lý này!
Viêm lợi trùm là gì? Nguyên nhân – triệu chứng
Lợi trùm là tình trạng phần lợi bao phủ một phần hoặc toàn bộ bề mặt răng gây đau đớn, lợi sưng to và có màu đỏ sậm. Tình trạng này thường gặp khi mọc răng khôn, nếu răng mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc chéo triệu chứng viêm lợi có thể nghiêm trọng hơn. Những người bị viêm lợi trùm thường cảm thấy khó chịu, đôi khi còn kèm theo sốt cao.
Phần lợi trùm sẽ hạn chế sự phát triển của răng khôn và tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ. Tình trạng này thường xảy ra ở hàm dưới nhiều hơn hàm trên, bạn cần biết cách xử lý để không gây viêm nhiễm kéo dài. Trước khi tìm hiểu viêm lợi trùm có tự khỏi được không, hãy cùng xem nguyên nhân và triệu chứng của bệnh này.
Nguyên nhân gây viêm lợi trùm
Răng khôn thường mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên khó để nâng mặt răng trồi lên hẳn. Răng không tách khỏi nướu mà thường mọc mấp mé ở bờ nướu, trong quá trình ăn nhai hoặc vệ sinh dễ khiến nướu bị tổn thương, sưng phồng, gây viêm lợi trùm.
Bên cạnh đó, răng khôn thường không mọc thẳng mà mọc ở nhiều tư thế khác nhau. Chính sự sai lệch hướng mọc sẽ khiến nướu dễ bị sưng lên và khó làm sạch hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm.
Triệu chứng viêm lợi trùm
Những triệu chứng dễ thấy nhất khi bị viêm lợi trùm bao gồm:
Lợi bị đỏ hoặc sưng phồng: phần lợi trùm lên chiếc răng khôn sưng đỏ, nếu bạn dùng tay ấn vào sẽ có cảm giác đau đớn. Nghiêm trọng hơn, một số trường hợp còn bị chảy nước hoặc mủ.
Răng khôn đau nhức: lợi bị tổn thương cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng khôn, gây nên những cơn đau răng kéo dài. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.
Chảy máu chân răng: khi bạn đánh răng bằng bàn chải hoặc nhai thức ăn cứng thường dễ gặp phải tình trạng chảy máu chân răng.
Sốt cao, nổi hạch: tình trạng viêm có thể dẫn đến sốt cao và nổi các hạch ở vùng cổ, dưới hàm…
Hôi miệng: tình trạng viêm nhiễm khiến cho nước bọt và hơi thở của bạn có mùi khó chịu, gây mất tự tin khi giao tiếp.
Viêm lợi trùm có tự khỏi được không?
Viêm lợi trùm có tự khỏi được không? Theo các bác sĩ, trong trường hợp bị viêm nhẹ và răng khôn phát triển bình thường thì tình trạng viêm lợi có thể giảm dần và tự khỏi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều gây đau nhức, khó chịu kéo dài. Do đó bạn vẫn nên can thiệp điều trị bằng các biện pháp nha khoa.
Dù có thể nhưng xác suất để bệnh viêm lợi trùm tự khỏi là khá thấp, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Nếu bạn để bệnh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Viêm lợi trùm răng khôn có mủ, bị nhiễm trùng, mùi hôi khó chịu
- Viêm lợi trùm tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh
- Nướu bị tổn thương và gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đế sức khỏe toàn thân
- Bạn không thế ăn uống và nhai nuốt như thông thường, cơn đau kéo dài kèm theo tình trạng chán ăn ảnh hưởng đến tiêu hóa, suy giảm sức khỏe.
Cách xử lý tình trạng viêm lợi trùm
Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh mà các bác sĩ có thể tư vấn hướng xử lý hiệu quả. Bạn nên đến các cơ sở phòng khám uy tín để được kiểm tra và chỉ định điều trị. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến được áp dụng để khắc phục tình trạng viêm lợi trùm:
Sử dụng thuốc kháng sinh
Sau khi kiểm tra tình trạng răng miệng và sát trùng ổ viêm, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh. Thuốc có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng, giúp làm giảm cơn đau nhức. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời và bệnh vẫn có thể tái phát nếu không điều trị triệt để.
Cắt lợi trùm răng khôn
Nếu răng khôn mọc thẳng, việc cắt lợi sẽ giúp giải phóng không gian để răng phát triển như bình thường. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, sau đó gây tê để giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Người ta thường sử dụng tia laser để cắt lợi, bạn có thể cảm thấy miệng bị sưng và đau nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ nhanh chóng giảm dần, do đó bạn không cần quá lo lắng.
Nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn được xem là phương pháp giúp loại bỏ dứt điểm và hiệu quả tình trạng viêm lợi trùm. Đây cũng là cách ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, đảm bảo quá trình vệ sinh dễ dàng hơn, loại bỏ các biến chứng. Thông thường, bạn sẽ được khuyên nhổ răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới để tránh tình trạng răng hàm trên cắn vào nướu hàm dưới gây viêm nhiễm.
Hiện nay có 2 cách nhổ răng khôn là dùng phương pháp truyền thống hoặc sóng siêu âm Piezotome. Với phương pháp truyền thống, các bác sĩ sẽ dùng dao rạch và kìm để lấy răng khôn ra ngoài. Trong khi đó nhổ răng bằng sóng siêu âm lại mang đến nhiều ưu điểm như không đau, không chảy máu và không gây biến chứng.
Cách chăm sóc răng miệng khi bị viêm lợi trùm
Khi bị viêm lợi trùm, bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, dùng nước súc miệng hoặc nước muối để kháng khuẩn và giảm cơn đau nhức, khó chịu.
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Trong thời gian bị viêm lợi, nên chọn những món ăn chứa nhiều chất xơ sẽ giúp hỗ trợ làm sạch mảng bám hiệu quả. Rau củ và trái cây tươi là các thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng. Thói quen uống trà cũng được xem là phương pháp kháng viêm, diệt khuẩn và giảm đau nhức.
Khi lợi bị sưng đỏ, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm có tính nóng như xôi nếp, thịt gà, đồ chiên xào, nước ngọt… Chúng dễ khiến cho lợi sưng to, bên cạnh đó thức ăn giắt vào kẽ răng sẽ khó vệ sinh hơn. Những đồ ăn nhiều đường như kẹo, bánh hay chất kích thích cũng được xem là không tốt cho răng miệng.
Bạn nên chú ý lựa chọn các loại bàn chải lông mềm để đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Có thể dùng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ mảng bám trong các kẽ răng. Nếu nướu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như có mủ, bạn tuyệt đối không được tự xử lý tại nhà mà phải đến nha khoa để thăm khám và điều trị.
Qua bài viết, hẳn bạn đã có đáp án cho thắc mắc viêm lợi trùm có tự khỏi được không. Bệnh này vẫn có thể tự khỏi, tuy nhiên xác suất là rất thấp, hầu hết các trường hợp sẽ tiến triển nặng gây đau nhức khó chịu cho người bệnh. Để đảm bảo an toàn, tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nhé!