Viêm nha chu là một bệnh lý khiến nướu răng dễ bị chảy máu, gây sưng và đau nhức khi ăn nhai. Trường hợp khách hàng cần niềng răng để hoàn thiện nụ cười tự tin và khỏe mạnh, bác sĩ sẽ cần kiểm tra mức độ nghiêm trọng của viêm nha chu. Trong bài viết này, Shark Dental sẽ giải đáp cụ thể viêm nha chu có niềng răng được không và chia sẻ một số thông tin để bạn lưu ý.
Các biểu hiện của viêm nha chu
Viêm nha chu là một tình trạng nghiêm trọng gây nhiễm trùng nướu, tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể gây mất răng. Các dấu hiệu của viêm nha chu bao gồm:
- Sưng nướu và màu nướu thay đổi, thường là màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm (không giống với màu hồng của nướu khỏe mạnh).
- Nướu dễ bị chảy máu.
- Lợi không bám chắc quanh răng, khiến cho răng dường như dài hơn bình thường, từ đó có thể bị lung lay và rụng.
- Xuất hiện khoảng trống phát triển giữa răng và nướu, có mủ và hơi thở khó chịu.
- Người bị có thể cảm thấy đau khi ăn nhai.
Khi bị viêm nha chu có niềng răng được không?
Trong trường hợp viêm nha chu nhẹ và nướu răng vẫn khỏe mạnh, khách hàng có thể được niềng răng. Tuy nhiên, quá trình này phải được thực hiện dưới sự giám sát bác sĩ chuyên môn, đảm bảo rằng quá trình chỉnh nha được tiến hành từ từ, nhằm ngăn ngừa tình trạng tụt lợi tiếp diễn.
Ngược lại, nếu tụt lợi nghiêm trọng và tiêu xương, khách hàng không nên niềng răng do có thể gây tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Bác sĩ cần dựa kết quả chụp phim để đưa ra các phương án điều trị khác phù hợp.
Nhìn chung, khả năng bị viêm nha chu có niềng răng được không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mỗi người. Trước khi quyết định, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp phim để đánh tình trạng này đang ở mức độ nào.
Trường hợp được niềng
- Viêm nha chu ở mức độ nhẹ: Nếu viêm nha chu ở mức độ nhẹ, xương ổ răng vẫn chưa bị phá hủy nghiêm trọng và răng không bị lung lay hay rụng gãy, thì có thể được niềng răng.
- Viêm nha chu đã được kiểm soát và điều trị kịp thời: Trong trường hợp viêm nha chu đã được kiểm soát và điều trị đúng phương pháp, khách hàng có thể tiếp tục quá trình niềng răng. Việc điều trị viêm nha chu kịp thời sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm và đảm bảo rằng quá trình niềng răng không gây tổn thương hoặc tái phát viêm.
Trường hợp không được niềng
- Viêm nha chu ở giai đoạn nặng: Trong trường hợp viêm nha chu đã tiến triển đến giai đoạn nặng, gây tiêu xương hàm và mất răng vĩnh viễn, niềng răng không phải là phương án tốt.
- Đã cấy ghép răng Implant: Nếu khách hàng đã cấy ghép Implant để thay thế răng sau khi mất răng do biến chứng của viêm nha chu, niềng răng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình cấy ghép và gây nguy cơ mất Implant.
- Bị viêm nha chu kèm theo các bệnh khác: Viêm nha chu kèm theo mắc bệnh toàn thân như rối loạn đông máu, ung thư, bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây tổn thương cho sức khỏe tổng thể.
Những lưu ý khi niềng răng cho răng bị viêm nha chu
Viêm nha chu là một bệnh lý khá nghiêm trọng nên niềng răng đòi hỏi có quy trình thăm khám và điều trị phức tạp hơn. Chính vì vậy, đối với trường hợp mắc tình trạng này nhưng muốn niềng răng thẩm mỹ, khách hàng cần phải lưu ý một số điều như sau:
Điều trị viêm nhiễm nha chu trước khi niềng
Nguyên nhân viêm nha chu là do vi khuẩn xâm nhập làm viêm nhiễm mô nướu, xương ổ răng,…Tình trạng này cần được điều trị để tránh vi khuẩn phát triển, gây hại cho các cơ quan răng miệng và dễ khiến răng bị gãy rụng.
Hơn nữa, việc niềng răng đòi hỏi răng phải khoẻ mạnh, chịu được lực kéo và nằm chắc trên cung hàm khi di chuyển đến vị trí mong muốn. Nếu viêm nha chu chưa được điều trị, răng dễ lung lay và ảnh hưởng đến quá trình niềng.
Rủi ro có thể xảy ra
Niềng răng là một biện pháp an toàn để cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng. Tuy nhiên, khi mắc viêm nha chu, phương pháp này vẫn tồn tại những rủi ro hoặc biến chứng như:
- Khiến hơi thở có mùi do niềng răng làm vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Từ đó, vi khuẩn dễ phát triển và tái phát viêm nha chu.
- Răng dễ lung lay và rụng nếu bác sĩ có tay nghề kém, kỹ thuật điều chỉnh lực kéo mắc cài không đúng.
- Mô lợi dễ kích thích, gây sưng viêm và đau nhức do chân răng dịch chuyển trong quá trình niềng.
Vấn đề vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa vi khuẩn, tránh được tình viêm nha chu tái phát trong quá trình niềng răng. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng đúng cách còn giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng và các bệnh lý khác do vi khuẩn gây nên.
Dưới đây là cách vệ sinh răng miệng khi niềng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ:
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi ăn ít nhất 30 phút.
- Nên lựa chọn bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng, có kích thước phù hợp.
- Chải răng kỹ từng ngóc ngách và chải cả trên mức cài.
- Kết hợp sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng sau mỗi bữa ăn.
- Bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch toàn bộ mảng bám còn sót lại trong khoang miệng và giữ cho hơi thở thơm mát.
Thăm khám định kỳ
Thực tế, viêm nha chu rất khó điều trị dứt điểm và tình trạng này có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, sau khi đã hoàn tất niềng răng tại nha khoa, bạn vẫn cần phải tái khám theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi một thời gian.
Viêm nha chu có niềng răng được không cần dựa vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Cần lưu ý, do cơ quan quanh răng yếu hơn bình thường, niềng răng cho người bị viêm nha chu có nguy cơ gặp phải rủi ro. Do đó việc điều trị đòi hỏi được thực hiện tại nha khoa nổi tiếng, uy tín để đảm bảo đạt được hiệu quả và an toàn nhé!